Vừa qua, thương hiệu mỹ phẩm Laem Beauty chính thức ra mắt tại Lavelle Library. Đây là thương hiệu mỹ phẩm Việt Nam do Chi Pu sáng lập, đồng thời giữ vai trò là CEO của thương hiệu trên chặng đường sự nghiệp xây dựng hình ảnh một nghệ sĩ, một doanh nhân đa năng.


Sứ mệnh của Laem Beauty

Bất kỳ tầm nhìn nào cũng bắt đầu với một sứ mệnh, tạo ra giá trị bằng cách cung cấp những gì tốt nhất. Tinh thần tự do thể hiện cá tính của phái đẹp chính là điều mà Laem Beauty tin rằng, ai cũng mong muốn và hướng đến.

Laem Beauty ra đời, với triết lý kinh doanh “Laem - Là em - Là chính mình, dám ước mơ, dám đương đầu với thử thách. Được sống với những gì mình thích là hạnh phúc nhất”. Cũng như CEO của thương hiệu, Chi Pu chia sẻ: “Trước khi em bước ra ngoài kia để đối mặt với rất nhiều thứ mà em không biết trước, em vẫn phải tô son, đánh má hồng và luôn nhắc nhở mình rằng: Ngày hôm nay, em sẽ là em".



Ở bộ sưu tập đầu tiên mang tên “ We Are What We Want”, Laem Beauty giới thiệu sáu màu son môi bao gồm: Gamma, Beta, Omega, Sigma, Delta và Alpha, cũng như má hồng và highlight, hướng đến đối tượng khách hàng là những cô gái 16 tuổi trở lên yêu thích makeup, tiệc tùng, party, hội họp với bạn bè,… nên các sản phẩm được giới thiệu lần này sẽ có mức giá niêm yết trên thị trường là 250.000 đồng.

Ngành công nghiệp mỹ phẩm bùng nổ tại Việt Nam

Xét về mặt tổng quan, ngày nay, các mặt hàng mỹ phẩm là ngành kinh doanh lớn tại Việt Nam. Ngành công nghiệp này đang bùng nổ nhờ một lượng lớn người tiêu dùng Việt Nam đầu tư vào các sản phẩm chăm sóc cá nhân và làm đẹp với mức sống cao hơn.


Việt Nam đã vươn lên thu nhập trung bình từ một nước thu nhập thấp, với tầng lớp thu nhập trung bình ngày càng tăng, những người đang phân bổ nhiều hơn thu nhập của họ cho các sản phẩm mỹ phẩm. Một phụ nữ trung lưu ở Việt Nam chi trung bình khoảng 450.000 - 500.000 đồng (19 - 21 đô la Mỹ) hàng tháng cho việc trang điểm và chăm sóc da.

Thu nhập khả dụng ngày càng tăng, các tiêu chuẩn làm đẹp ngày càng phát triển, sự lan rộng của các phương tiện truyền thông xã hội và làn sóng Hàn Quốc đều góp phần làm tăng nhu cầu về các sản phẩm làm đẹp ở Việt Nam. Quy mô thị trường sản phẩm chăm sóc da của Việt Nam dự kiến đạt 1,9 tỷ USD vào năm 2027, cho thấy tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 11,7% trong giai đoạn 2021-2027. Trong thập kỷ tới, thị trường mỹ phẩm Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng 15-20% hàng năm.

Tiềm năng nhưng cạnh tranh khốc liệt

Hiện tại, sự thành công của thương hiệu mỹ phẩm Việt Nam M.O.I hay Onyx tại thị trường tiềm năng Việt Nam là minh chứng rõ ràng. Có thể kể đến, chất lượng hay bao bì, M.O.I luôn đi đầu trong việc tạo ra “trend” khi kinh doanh mỹ phẩm. Startup này xác định một chu kỳ ra mắt sản phẩm trong vòng 6 tháng đến 1 năm, đây được xem là khoảng thời gian để công ty nghiên cứu, thực hiện và tung ra sản phẩm mới, nhằm bắt kịp xu hướng toàn cầu song song cập nhật công nghệ mới từ nhà máy. Thế nên các sản phẩm của M.O.I luôn bắt kịp các trend trên thế giới mà vẫn đảm bảo “phù hợp với thị hiếu tiêu dùng người Việt”.

Bên cạnh đó, mỗi sản phẩm của M.O.I và Onyx khi ra mắt đều gắn liền với một câu chuyện, truyền tải một thông điệp. Những thương hiệu mỹ phẩm Việt mới nổi trên thị trường gần đây, tựu trung, đều tìm cách kể chuyện qua nhiều cách khác nhau.


Có thể thấy, khi kỷ nguyên “ công nghệ số” bùng nổ, các thần tượng và người có ảnh hưởng Hàn Quốc tiếp thêm động lực cho xu hướng chăm sóc bản thân ở Việt Nam thông qua mạng xã hội, chiến dịch, quảng cáo và blog làm đẹp. Hơn nữa, sự độc lập hơn về tài chính đối với phụ nữ có việc làm ở Việt Nam đã thúc đẩy nhu cầu chăm sóc sắc đẹp của họ. Theo một khảo sát từ Tổng Cục Thống kê, kể từ năm 2018, tỷ lệ phụ nữ Việt Nam sử dụng mỹ phẩm đã tăng từ 76% lên 86%. Tuy nhiên, các thương hiệu nội địa hiện chỉ chiếm chưa đến 10% tổng lượng tiêu thụ. Các thương hiệu trong nước chủ yếu tập trung vào các sản phẩm bình dân, cấp thấp hơn, cạnh tranh về giá.

Sự thống trị của các công ty nước ngoài trên thị trường chủ yếu là do người Việt Nam ưa chuộng các sản phẩm nhập khẩu. Người tiêu dùng Việt Nam cảm nhận các thương hiệu nước ngoài có chất lượng cao hơn và nhiều sản phẩm đa dạng hơn có thể đáp ứng nhu cầu cá nhân.

Nhập khẩu các sản phẩm làm đẹp của Việt Nam trị giá khoảng 950 triệu USD trong năm 2019. Các mặt hàng nhập khẩu nổi bật nhất bao gồm sữa rửa mặt, kem dưỡng ẩm da mặt, son môi cho phụ nữ và các sản phẩm chải chuốt cho nam giới.

Nắm bắt tâm lý người tiêu dùng Việt Nam

Và để nối gót theo các thương hiệu mỹ phẩm nội địa mới nổi, cũng như tinh tế nắm bắt tâm lý tiêu dùng Việt Nam, Laem Beauty là thương hiệu mỹ phẩm mới nhưng được sản xuất hoàn toàn tại Hàn Quốc – nơi vốn nổi tiếng là một “thiên đường mỹ phẩm” khu vực châu Á; với những tiêu chuẩn về chất lượng khắt khe. Song, Giám đốc điều hành Chi Pu vẫn can thiệp vào mọi công đoạn làm ra sản phẩm, từ việc chọn các tông màu, chất kem, cho đến bao bì, thiết kế, dựng từng chiếc video cho thương hiệu và cả chính sách phân phối sỉ-lẻ, cũng như, kiểm tra về chất lượng lần cuối trước khi nhập sản phẩm về Việt Nam.

Bên cạnh đó, thương hiệu son của Chi Pu mong muốn tạo tiếng vang thông qua sự hợp tác, cũng như đồng hành từ chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực mỹ phẩm cao cấp Sang Ho Lee. Hiện tại, ông Sang Ho Lee là Giám đốc kinh doanh nhà máy sản xuất Cosmecca Korea Co Ltd. Đây cũng là cái tên đứng sau nhiều thương hiệu uy tín trên thị trường như Bobbi Brown, Too Faced, MAC, NARS,...


Đặc biệt, trước khi sản phẩm đến tay người dùng, nữ CEO trẻ của Laem Beauty Vietnam đã tự tay test từng màu son trên tay và môi mình cho đến khi thật sự ưng ý. Không phụ kỳ vọng của Chi và đội ngũ nhân viên, 5000 thỏi son đã được đặt hàng online chỉ sau một đêm ra mắt. Một điều khá bất ngờ khi Laem Beauty đưa ra KPI tháng đầu là 15.000 thỏi son.

“Tôi không muốn mình chỉ đóng vai trò làm đẹp cho hình ảnh của Laem Beauty. Kinh doanh mỹ phẩm ở Việt Nam không phải là điều dễ dàng vì thị trường này vốn luôn có sự cạnh tranh khốc liệt” Chi Pu, CEO của Laem Beauty Vietnam cho biết.

 Ngoài ra, để thuận tiện hơn trong việc mua sắm tại thị trường Việt nam, cũng như xu hướng chung, ở thời điểm này, kênh online chính là kênh bán hàng chính của Laem Beauty; bởi điều này sẽ tiếp cận rộng rãi lượng khách hàng tiềm năng. Laem Beauty cũng dự kiến liên kết với nền tảng thương mại điện tử Shopee.

Có thể thấy, đối với mua sắm truyền thống, thông tin về sản phẩm thường tương đối cơ bản, không mang tính tương tác cao như thông tin từ người bán trên các kênh mạng xã hội và việc giao tiếp trực tiếp với những người bán đó dễ dàng hơn nhiều.

Một ưu điểm khác của các kinh doanh trên mạng xã hội là khâu chăm sóc khách hàng. Qua trò chuyện, khách hàng có thể trao đổi với người bán để tìm lời khuyên cho những gì khách hàng cần, hoặc giải thích thắc mắc của khách hàng về sản phẩm một cách nhanh chóng. Điều đó rất hữu ích so với thông tin cơ bản thông thường của các trang web thương hiệu hoặc nền tảng thương mại điện tử.

 

Mua hàng tại: www.laembeauty.com

Facebook: https://www.facebook.com/laembeauty

Instagram: https://www.instagram.com/laembeautyvn/

 

VnIndustry