Ngày 4/7, Bộ Công Thương ban hành quyết định chính thức áp thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép cán nóng (HRC) nhập khẩu từ Trung Quốc, chấm dứt điều tra đối với một số sản phẩm thép cán nóng từ Ấn Độ.
Theo quyết
định, mức thuế chống bán phá giá với một số sản phẩm thép cán nóng Trung Quốc
dao động từ 23,1% đến 27,83%, có hiệu lực từ ngày 6/7 và kéo dài 5 năm, trừ khi
được gia hạn, thay đổi hoặc hủy bỏ theo quy định.
Cụ thể,
các sản phẩm bị áp thuế là sắt hoặc thép hợp kim hoặc không hợp kim được cán phẳng;
được cán nóng; độ dày từ 1,2 mm đến 25,4 mm; chiều rộng không quá 1.880 mm;
chưa được gia công quá mức cán nóng; đã tẩy gỉ hoặc không tấy gỉ; không dát phủ,
phủ, mạ hoặc tráng; có phủ dầu hoặc không phủ dầu; hàm lượng carbon nhỏ hơn hoặc
bằng 0,3% tính theo khối lượng.
Phân loại
theo các mã số hàng hoá (mã HS):
7208.25.00, 7208.26.00, 7208.27.19, 7208.27.99, 7208.36.00, 7208.37.00,
7208.38.00, 7208.39.20, 7208.39.40, 7208.39.90, 7208.51.00, 7208.52.00,
7208.53.00, 7208.54.90, 7208.90.90, 7211.14.15, 7211.14.16, 7211.14.19,
7211.19.13, 7211.19.19, 7211.90.12, 7211.90.19, 7225.30.90, 7225.40.90,
7225.99.90, 7226.91.10, 7226.91.90.
Bộ Công
Thương có thể sửa đổi, bổ sung danh sách các mã HS của hàng hoá bị áp dụng biện
pháp chống bán phá giá để phù hợp với mô tả hàng hoá bị điều tra và các thay đổi
khác (nếu có).
Kết quả điều
tra của Bộ Công Thương xác định rằng có tồn tại hành vi bán phá giá của hàng
hóa nhập khẩu bị điều tra từ Trung Quốc và Ấn Độ. Tuy nhiên, lượng hàng hóa bị
điều tra bán phá giá nhập khẩu từ Án Độ trong thời kỳ điều tra là không đáng kể
(nhỏ hơn 3%) so với tổng lượng nhập khẩu.
Trong khi
đó, Bộ Công Thương cho biết ngành sản xuất trong nước đang chịu thiệt hại đáng
kể; và có mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa bán phá giá từ
Trung Quốc với thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước.
VNB