Mối quan hệ này được xây dựng dựa trên nền tảng lòng tin, tôn trọng lẫn nhau và những nỗ lực thực chất của cả hai bên, từ khắc phục hậu quả chiến tranh đến hợp tác kinh tế, giáo dục, quốc phòng và đổi mới sáng tạo.
Từ dấu mốc
Tổng thống Mỹ Bill Clinton và Thủ tướng Võ Văn Kiệt tuyên bố bình thường hóa
quan hệ ngoại giao, hai nước từng bước mở rộng hợp tác. Năm 2013, hai bên thiết
lập quan hệ Đối tác toàn diện và đến tháng 9/2023, nâng cấp lên Đối tác chiến
lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững.
Một trong
những nền tảng quan trọng là hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh: rà phá bom
mìn, xử lý dioxin, tìm kiếm người mất tích. Đây cũng là biểu tượng hòa giải mạnh
mẽ giữa hai quốc gia từng là cựu thù.
Trong lĩnh
vực kinh tế, kim ngạch thương mại hai chiều tăng hơn 200 lần kể từ năm 1995, đạt
132 tỷ USD năm 2024. Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ tám của Mỹ. Sự
hiện diện của các tập đoàn lớn như Boeing, Apple, Intel… cho thấy sự tin tưởng
vào môi trường đầu tư tại Việt Nam.
Hai nước
cũng đẩy mạnh giao lưu nhân dân, hợp tác giáo dục, khoa học và công nghệ cao.
Những chương trình trao đổi sinh viên, chuyên gia và hợp tác nghiên cứu đã góp
phần tăng cường hiểu biết giữa hai xã hội.
Theo Đại sứ
Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Quốc Dũng, quan hệ song phương đang tiếp tục phát triển
cả về chiều rộng hợp tác và chiều sâu tin cậy. Trong thời gian tới, các lĩnh vực
kinh tế, công nghệ cao, quốc phòng, chuyển đổi số và giáo dục sẽ là trụ cột
thúc đẩy quan hệ hai nước tiến lên tầm cao mới.
Ba thập kỷ
qua, từ quá khứ chiến tranh, Việt Nam và Mỹ đã cùng nhau viết nên một chương mới
– chương của hợp tác thực chất, bền vững và hướng tới tương lai.
Từ quá khứ
đến tương lai
Nhân dịp
này, tại Washington D.C, ba cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam – Michael Michalak, Ted
Osius và Daniel Kritenbrink – đã cùng tham gia một tọa đàm kỷ niệm, chia sẻ về
chặng đường hợp tác 30 năm qua và triển vọng tương lai.
Theo cựu Đại
sứ Kritenbrink, chính các hoạt động nhân đạo như xử lý hậu quả chiến tranh, khắc
phục ô nhiễm dioxin, rà phá bom mìn và hỗ trợ người khuyết tật đã đặt nền móng
cho quan hệ Việt – Mỹ. Mỹ đã đầu tư lớn vào các chương trình này và tiếp tục
cam kết duy trì tài trợ thông qua USAID. Ông nhấn mạnh, những nỗ lực đó giúp
hình thành thiện chí và đối thoại, từ đó xây dựng lòng tin giữa hai dân tộc.
Cựu Đại sứ
Michalak đánh giá giáo dục là lĩnh vực hợp tác nổi bật. Số sinh viên Việt Nam tại
Mỹ đã tăng gấp ba lần trong nhiệm kỳ của ông, đưa Việt Nam trở thành nước có số
sinh viên lớn nhất từ ASEAN tại Mỹ. Hai nước cũng đang đẩy mạnh hợp tác trong
các ngành khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo – đặc biệt sau khi thiết lập
quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, với các trụ cột như đào tạo tiếng Anh cho
sinh viên STEM, hợp tác bán dẫn, AI và thành lập Quỹ Công nghệ – An ninh – Đổi
mới quốc tế (ITSE).
Theo cựu Đại
sứ Ted Osius, Việt Nam đã có bước ngoặt khi chọn con đường hội nhập kinh tế từ
năm 1986. Sự kiện bình thường hóa quan hệ, ký Hiệp định Thương mại song phương
(2002) và gia nhập WTO đã tạo nền tảng cho phát triển vượt bậc. Từ mức vài trăm
triệu USD năm 1996, kim ngạch thương mại song phương đã đạt khoảng 132 tỷ USD
năm 2024, đưa Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ.
Ông Osius
nhấn mạnh, Việt Nam đang nổi lên như một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng
toàn cầu, nhờ đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ mới như AI và nguồn nhân lực
chất lượng cao. Ông cũng dẫn lại phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Liên Hợp
Quốc (2024), kêu gọi phía Mỹ hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực sản
xuất và hợp tác trong các lĩnh vực công nghệ cao, R&D và đào tạo nhân tài.
Các cựu Đại
sứ đều khẳng định, hành trình từ đối đầu sang hợp tác là kết quả của thiện chí,
lòng can đảm và nỗ lực không ngừng nghỉ từ cả hai phía.
Những
chương trình như tìm kiếm hài cốt người mất tích, giao lưu nhân dân, giáo dục
và thương mại đã giúp hai nước vượt qua khác biệt, tạo dựng nền tảng vững chắc
cho tương lai.
Quan hệ Việt
– Mỹ sau 30 năm đã vươn tới tầm cao mới – không chỉ là đối tác chiến lược toàn
diện về danh nghĩa, mà là mối quan hệ thực chất, bền vững, dựa trên lòng tin, lợi
ích chung và tầm nhìn dài hạn vì hòa bình, hợp tác và phát triển.
Theo An Bình - BCP