Và hành trình tìm kiếm giải pháp cải tiến hiệu quả, công cụ cải tiến TPI (Total Productivity Improvement - nâng cao năng suất tổng thể) đã và đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn áp dụng nhờ tính toàn diện, linh hoạt và hiệu quả rõ rệt.
Nguồn gốc
và hiệu quả từ công cụ cải tiến TPI
Công cụ cải
tiến TPI có nguồn gốc từ Nhật Bản, phát triển dựa trên nền tảng phương pháp cải
tiến nổi tiếng như Kaizen (cải tiến liên tục), Lean (tinh gọn), TPM (bảo trì
năng suất toàn diện) cùng các kỹ thuật quản trị hiện đại khác. TPI hướng đến mục
tiêu tối ưu hóa toàn diện tất cả hoạt động trong doanh nghiệp, từ sản xuất,
hành chính, logistics, kinh doanh, đến tài chính, nhân sự. Khác với nhiều
phương pháp cải tiến đơn lẻ, TPI tập trung vào cách tiếp cận tổng thể, giúp
doanh nghiệp xác định các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, từ đó xây dựng
kế hoạch cải tiến đồng bộ, bền vững và hiệu quả lâu dài.
Theo các
chuyên gia, điểm mạnh nổi bật của công cụ cải tiến TPI nằm ở khả năng huy động
tối đa trí tuệ tập thể trong doanh nghiệp. Không chỉ tập trung vào ban lãnh đạo
hay bộ phận quản lý cấp cao, TPI khuyến khích sự tham gia của tất cả bộ phận, từ
nhân sự, sản xuất, kỹ thuật, kinh doanh đến hành chính.
Mỗi nhân
viên đều được tạo điều kiện đóng góp ý tưởng cải tiến và đề xuất các sáng kiến
nhằm tối ưu hóa công việc của mình. Cách tiếp cận này giúp TPI trở thành công cụ
linh hoạt, dễ áp dụng ngay cả với doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời mang lại kết
quả tích cực rõ rệt.
ThS. Vũ Hồng
Quân, chuyên gia thuộc Viện Năng suất Việt Nam (Uỷ ban TCĐLCL Quốc gia) đánh
giá, TPI không đơn thuần là một công cụ cải tiến mà còn là triết lý vận hành
doanh nghiệp bền vững. Theo ông, cốt lõi của TPI chính là tận dụng tối đa các
nguồn lực sẵn có như con người, máy móc, công nghệ, quy trình và tài chính để tạo
ra giá trị mới.
ThS. Quân
nhấn mạnh, TPI đặc biệt phù hợp với bối cảnh doanh nghiệp Việt Nam, nhất là
doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn và công nghệ. Việc
triển khai TPI không đòi hỏi chi phí đầu tư lớn, nhưng lại mang lại hiệu quả
lâu dài nhờ khả năng tái cấu trúc linh hoạt và thúc đẩy hiệu suất hoạt động
trên toàn chuỗi giá trị.
Doanh nghiệp
áp dụng TPI - bước tiến rõ rệt từ thực tiễn
Trên thực
tế, lợi ích cụ thể mà công cụ cải tiến TPI mang lại đã được chứng minh rõ nét tại
nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Một trong những ví dụ tiêu biểu là Công ty TNHH
Thương mại Dịch vụ Cơ khí Chính xác Nhật Nam.
Trước khi
áp dụng TPI, doanh nghiệp này gặp không ít khó khăn trong kiểm soát tỷ lệ lỗi sản
phẩm và thời gian giao hàng. Tuy nhiên, sau khi triển khai TPI với trọng tâm là
các hoạt động Kaizen, 5S và TPM, Nhật Nam đã đạt được kết quả rất khả quan.
Năng suất lao động tăng 20% sau khi áp dụng các giải pháp cải tiến tổng
thể.
Cụ thể, tỷ
lệ lỗi sản phẩm giảm từ hơn 10% xuống còn dưới 7%, trong khi thời gian giao
hàng trung bình được rút ngắn từ 20 ngày xuống còn 15 ngày. Theo lãnh đạo doanh
nghiệp, việc áp dụng TPI giúp giảm chi phí sản xuất đáng kể, đồng thời nâng cao
tinh thần làm việc của nhân viên nhờ khuyến khích họ đóng góp sáng kiến cải tiến
trong quá trình sản xuất.
Không chỉ
dừng lại ở việc giảm lỗi sản phẩm hay rút ngắn thời gian giao hàng, Công ty Nhật
Nam còn tối ưu hóa hiệu quả sản xuất thông qua tái cấu trúc quy trình vận hành
thiết bị, nâng cấp máy móc và cải tiến phương pháp bảo trì. Nhờ những giải pháp
này, chi phí bảo trì thiết bị mỗi năm giảm khoảng 20%, đồng thời hạn chế tối đa
sự cố kỹ thuật trong quá trình sản xuất, góp phần duy trì năng suất ổn định và
chất lượng sản phẩm cao.
Một điển
hình khác về việc áp dụng thành công công cụ cải tiến TPI là Công ty TNHH Cơ
khí Chính xác Việt Nhật Tân. Doanh nghiệp này đã áp dụng đồng bộ TPI với các giải
pháp chuyển đổi số nhằm tối ưu hóa năng suất sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh
doanh. Trong đó, bước tiến lớn là việc số hóa hoàn toàn quy trình báo giá, giúp
rút ngắn thời gian xử lý báo giá từ 7 ngày xuống chỉ còn 3 ngày. Không chỉ cải
thiện tốc độ phục vụ khách hàng, điều này còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi
phí vận hành, nâng cao tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh.
Việt Nhật
Tân cũng chú trọng triển khai các hoạt động cải tiến trong sản xuất như thiết kế
lại mặt bằng nhà xưởng, tinh gọn quy trình, tự động hóa các khâu sản xuất có thể.
Kết quả, chỉ sau một năm áp dụng TPI, doanh nghiệp này đã tăng năng suất lao động
lên 25%, đồng thời tỷ lệ lỗi sản phẩm giảm 15%. Đặc biệt, thông qua việc áp dụng
đồng bộ TPI, Việt Nhật Tân còn nâng cao được môi trường làm việc, thúc đẩy tinh
thần trách nhiệm và gắn kết của nhân viên, qua đó tạo nên văn hóa doanh nghiệp
vững mạnh và bền bỉ.
Một trường
hợp khác là Công ty Cổ phần Truyền thông và Máy tính Thánh Gióng, chuyên sản xuất
thiết bị công nghệ. Trước khi triển khai TPI, doanh nghiệp gặp nhiều vướng mắc
trong kiểm soát tiến độ và năng suất sản xuất. Tuy nhiên, sau khi áp dụng TPI một
cách bài bản, Công ty Thánh Gióng đã rút ngắn thời gian sản xuất đơn hàng chủ lực
tới 40%, đồng thời nâng cao năng suất lao động qua từng giai đoạn.
ứng dụng TPI tại Công ty TNHH Cơ khí Chính xác Việt Nhật Tân.
Ngoài ra,
doanh nghiệp cũng triển khai mạnh mẽ hoạt động Kaizen nhằm hạn chế lãng phí
trong sản xuất và cải thiện hiệu quả vận hành. Những thay đổi tích cực này đã
giúp doanh nghiệp vừa tăng năng suất, vừa nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời
cải thiện đáng kể điều kiện làm việc cho người lao động.
Hành trình
bền bỉ đòi hỏi sự kiên định và cam kết cao độ
Từ thực tiễn
áp dụng tại doanh nghiệp, ThS. Vũ Hồng Quân cho rằng, các doanh nghiệp áp dụng
thành công TPI đều có một điểm chung rõ rệt là sự cam kết cao từ lãnh đạo doanh
nghiệp, cùng với sự đồng thuận của toàn thể nhân viên. Ông khẳng định, yếu tố
quan trọng nhất khi triển khai TPI chính là tư duy cải tiến liên tục, nghĩa là
doanh nghiệp phải xác định đây là một hành trình lâu dài, không thể chỉ trông đợi
vào kết quả tức thời. TPI đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ và liên tục đánh giá, điều
chỉnh để thích ứng với tình hình thực tiễn.
Ngoài ra, việc đào tạo nguồn nhân lực, trang bị kiến thức cho cán bộ, nhân viên cũng đóng vai trò then chốt để đảm bảo quá trình triển khai diễn ra suôn sẻ, đồng bộ và hiệu quả.
Thực tiễn
áp dụng cho thấy, công cụ cải tiến TPI đang ngày càng khẳng định vai trò quan
trọng giúp doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng suất, tối ưu hóa vận hành và cải
thiện năng lực cạnh tranh. Không chỉ giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí, tăng lợi
nhuận, TPI còn góp phần tạo dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, thúc đẩy
văn hóa cải tiến liên tục và tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững.
Giới
chuyên gia nhấn mạnh, với những kết quả rõ rệt đã được chứng minh, TPI chắc chắn
sẽ tiếp tục được nhân rộng và trở thành xu hướng tất yếu trong quá trình nâng
cao năng suất, nâng tầm năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong
giai đoạn tới.
Theo TCTCVN