Thị trường hàng xa xỉ cá nhân của Việt Nam đạt 976 triệu đô la Mỹ vào năm 2021 và dự kiến sẽ tăng 6,67% hàng năm theo Statista. Đến năm 2025, dự báo sẽ vượt qua con số 1 tỷ đô la Mỹ.

Đến năm 2026, Việt Nam sẽ có 25.812 cá nhân có giá trị ròng cao (UHNW) với tài sản lưu động ít nhất là 1 triệu đô la Mỹ.

S phát trin ca các cá nhân có giá tr ròng cao và gia tăng tng lp trung lưu

Số lượng cá nhân có giá trị tài sản siêu cao ở Việt Nam với giá trị ít nhất 30 triệu đô la Mỹ cũng được dự báo sẽ tăng 26% lên hơn 1.500 người vào năm 2026; theo một báo cáo hàng năm ở công ty tư vấn bất động sản Knight Frank của Vương quốc Anh, mức tăng trưởng này tương đương với mức tăng trưởng ở Hồng Kông và Đài Loan. Tương tự như ở Trung Quốc , những người giàu có ở Việt Nam không ngừng tìm kiếm cơ hội không chỉ để đầu tư tiền của họ mà còn để chi tiêu.

Trong khi đó, quốc gia này có dân số tương đối trẻ, với độ tuổi trung bình là 32,5 tuổi. Theo Worldometer, 37,7% dân số là thành thị. Dân số trẻ, có học thức và thành thị là xương sống của tiêu dùng.

Hơn nữa, tần lớp trung lưu của Việt Nam có chiều hướng gia tăng mạnh trong những năm qua. Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen dự báo, sẽ tăng lên 95 triệu người vào năm 2030. Ngoài ra, một báo cáo do World Bank thực hiện, dự kiến Việt Nam sẽ đạt mức thu nhập trên trung bình vào năm 2035 với thu nhập bình quân đầu người hơn 7.000 USD.

Cửa hàng Louis Vuitton tại Hà Nội.

Ngành hàng xa xỉ cũng có thể hưởng lợi từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) của Việt Nam . Việt Nam gần đây đã ký kết một số FTA thế hệ mới như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương; FTA Việt Nam - EU; FTA Anh - Việt; và gần đây là Hiệp định kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), trong đó thuế quan và các rào cản pháp lý được giảm bớt. Nhờ các hiệp định thương mại tự do này, các mặt hàng xa xỉ có thể trở nên hợp lý hơn, cho phép người mua tiếp cận nhiều hơn.

Thời trang chiếm phần lớn trong phân khúc xa xỉ

Đặc biệt, có thể thấy, thời trang được xem là phân khúc xa xỉ lớn nhất, tiếp theo là đồ da, mỹ phẩm và nước hoa.

Một số thương hiệu cao cấp muốn gia nhập hoặc mở rộng sự hiện diện của họ tại Việt Nam do thị trường bán lẻ của họ đang phát triển, trong khi giá thuê thấp so với các địa điểm châu Á khác như Singapore và Hồng Kông.

Dior trin lãm b sưu tp Dioriviera mang đậm sc thái mùa hè ti ca hàng pop-up ti Tho Đin, Qun 2.

Theo World Data Lab, với dự báo tầng lớp trung lưu sẽ đạt 56 triệu người vào năm 2030, Việt Nam sẽ tăng 8 bậc so với vị trí thứ 26 hiện tại trong bảng xếp hạng toàn cầu về 30 nền kinh tế có dân số trung lưu lớn nhất.

Tiffany & Co, Montblanc, và Christian Louboutin cũng đã bắt đầu mở cửa hàng đầu tiên tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh . Trong khi đó, các thương hiệu chưa phổ biến tại Việt Nam như Off-White, Ambush, Amiri cũng đã bắt đầu khai trương cửa hàng chủ lực đầu tiên tại TP.HCM.

Người Việt Nam cũng đang mua đồng hồ nhiều hơn. Nhập khẩu đồng hồ của Việt Nam tăng 28,2% hàng năm từ năm 2016 đến năm 2020. Doanh số bán ô tô và nhập khẩu rượu vang, trước khi bị ảnh hưởng bởi đại dịch, đã duy trì mức tăng trưởng nhất quán 12,9% và 9,8% từ năm 2016 đến năm 2019.

 VN-B