Trong đó, Nhật Bản là thị trường tiếp nhận số lượng lao động Việt Nam đến làm việc lớn nhất với 35.240 lao động, tiếp đến là Đài Loan với 28.206 lao động, Hàn Quốc với 5.650 lao động. Ngoài ra, Trung Quốc tiếp nhận 1.478 lao động, Singapore 1.100 lao động, Rumani 400 lao động, Hungary 572 lao động và các thị trường khác, cho thấy các thị trường mới tiếp tục ghi nhận kết quả tích cực.
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, cùng với việc
duy trì các thị trường truyền thống, mở rộng các thị trường mới, hoạt động kiểm
tra, giám sát việc tuyển chọn, đào tạo, phái cử người lao động cũng được triển
khai đồng bộ. Việc này nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bảo đảm quyền
và lợi ích chính đáng của người lao động. Ngoài ra, các hoạt động trao đổi, hợp
tác với các quốc gia và vùng lãnh thổ có nhu cầu tiếp nhận lao động cũng được
tăng cường, qua đó, góp phần mở rộng thị trường, đa dạng hóa ngành nghề, và
nâng cao hiệu quả công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
trong thời gian tới.
Đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài vừa để
nâng cao chất lượng để nâng tầm vị trí.