Quy định
khi vay thế chấp ngân hàng bằng nhà ở xã hội
Căn cứ tại
Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015, có thể hiểu thế chấp nhà ở xã hội là việc một bên
dùng nhà ở xã hội để thực hiện nghĩa vụ nào đó và không giao tài sản cho bên nhận
thế chấp.
Tại Khoản
4 Điều 19 Nghị định 100/2015/NĐ-CP quy định: Người mua, thuê mua nhà ở xã hội
không được phép thế chấp (trừ trường hợp thế chấp với ngân hàng để vay tiền
mua, thuê mua chính căn hộ đó) và không được chuyển nhượng nhà ở dưới mọi hình
thức trong thời gian tối thiểu là 5 năm, kể từ thời điểm trả hết tiền mua, thuê
mua nhà ở theo hợp đồng đã ký với bên bán, bên cho thuê mua.
Chỉ được
phép bán lại, thế chấp hoặc cho thuê sau khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của
pháp luật về đất đai.
Như vậy,
người thuê, mua nhà ở xã hội không được phép thế chấp nhà ở xã hội trừ trường hợp
thế chấp với ngân hàng để vay tiền mua, thuê mua chính căn hộ đó. Đồng thời chỉ
được thế chấp sau khi đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Sau bao
lâu được phép bán lại nhà ở xã hội?
Căn cứ tại
Khoản 4 Điều 62 Luật Nhà ở 2014 quy định: Bên thuê mua, bên mua nhà ở xã hội
không được bán lại nhà ở trong thời hạn tối thiểu là 5 năm, kể từ thời điểm
thanh toán hết tiền thuê mua, tiền mua nhà ở.
Trường hợp
trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày bên mua, bên thuê mua đã thanh toán hết tiền
mua, thuê mua nhà ở mà có nhu cầu bán nhà ở này thì chỉ được bán lại cho đơn vị
quản lý nhà ở xã hội đó hoặc bán cho đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội
nếu đơn vị này không mua với giá bán tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại
tại cùng địa điểm, thời điểm bán và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Theo quy định
trên, một trong những điều kiện quan trọng người mua nhà ở xã hội khi có nhu cầu
bán lại nhà ở xã hội cần nhớ đó là chỉ được bán lại nhà ở xã hội sau ít nhất 5
năm kể từ thời điểm hoàn thành thanh toán tiền mua nhà.
TH