Bộ Giáo dục
và Đào tạo vừa công bố kết quả khảo sát về tình hình việc làm của sinh viên tốt
nghiệp các trường đại học trong hai năm 2020 và 2021.
Các lĩnh vực
có tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm mức khá (đạt tỷ lệ từ 75% đến 85%), gồm:
Kiến trúc và Xây dựng (79,6%); Sản xuất và Chế biến (79,5%); Toán và Thống kê
(77,7%); Sức khỏe (76,7%); Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản (75,8); Khoa học sự sống
(75,6%).
Tỷ lệ sinh
viên tốt nghiệp có việc làm ở mức trung bình (từ 70 đến dưới 75%) bao gồm hầu hết
các lĩnh vực còn lại của top 10 lĩnh vực có số sinh viên tốt nghiệp nhiều nhất
như: Khoa học giáo dục và Đào tạo giáo viên (74,5%); Nhân văn (74,7%); Kỹ thuật
(74,1%); Công nghệ kỹ thuật (73,4%); Máy tính và Công nghệ thông tin (73,6%).
Những lĩnh
vực có tỷ lệ việc làm ở mức thấp (dưới 70%), bao gồm: Dịch vụ xã hội (56,3%);
Môi trường và Bảo vệ môi trường (59,9%); Pháp luật (64,9%); Kinh doanh và Quản
lý (68,8%); Khoa học xã hội và Hành vi (69,2%); Kinh doanh và Quản lý (68,8%).
Còn năm
2020, nhóm ngành nghệ thuật, thú y, máy tính và công nghệ thông tin có tỷ lệ
sinh viên ra trường có việc làm cao nhất. Như vậy, 2 năm 2020 và 2021, thú y và
nghệ thuật đều nằm trong tốp 3 lĩnh vực sinh viên tốt nghiệp dễ kiếm việc làm.
Ông Bùi
Văn Linh, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực, Bộ Giáo dục
và Đào tạo cho biết các lĩnh vực mà tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm mức
cao là dịch vụ vận tải, nghệ thuật và thú y.
Tuy nhiên,
có ngành số lượng sinh viên tốt nghiệp còn rất thấp, chỉ dao động từ vài trăm đến
hơn 1.000 sinh viên. Chẳng hạn, năm 2020, ngành thú y chỉ có 114 sinh viên tốt
nghiệp, năm 2021 là 715. Nhóm dịch vụ vận tải năm 2021 cũng chỉ có khoảng 1.338
sinh viên tốt nghiệp.
Do số lượng sinh viên tốt nghiệp các ngành như thú y, nghệ thuật và dịch vụ vận tải rất ít nên tỷ lệ có việc làm cao cũng là điều dễ hiểu. Riêng trong ngành kiến trúc xây dựng, hơn 12.000 sinh viên tốt nghiệp vào năm 2021, tỷ lệ có việc làm là 79,6%, rất đáng ghi nhận.
Trước đó,
kết quả khảo sát từ báo cáo đánh giá việc làm sinh viên tốt nghiệp năm 2020 của
Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực, Bộ Giáo dục và đào tạo công bố
cho thấy có 5 trở ngại lớn khi sinh viên ra trường tìm việc.
Đó là thiếu
hoặc không có thực tiễn và kinh nghiệm nghề nghiệp; thiếu kỹ năng ngoại ngữ, vi
tính; thị trường lao động bão hòa; hiếu hiểu biết về thị trường lao động và
công việc được nhận không có mức lương đảm bảo.
Theo kết
quả đánh giá của các doanh nghiệp tham gia khảo sát, 11,2% doanh nghiệp cho rằng
ngành học của sinh viên ít phù hợp với công việc, và đây chính là một bất cập của
nhân lực có trình độ đại học mới được tuyển dụng.
Có đến 16%
số doanh nghiệp tham gia khảo sát đánh giá chương trình đào tạo đại học hiện
nay vẫn còn nhiều hạn chế, sinh viên không có nhiều cơ hội đạt được các kỹ năng
phù hợp để cạnh tranh trên thị trường lao động.
BĐT&GDTĐ