Theo báo cáo mới nhất của Cục Thống kê, Bộ Tài chính Việt Nam hiện đang có nguồn lực lao động dồi dào, tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh.
Cụ
thể, trong quý II/2025, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đạt hơn 53 triệu
người, tăng 169,8 nghìn người so với quý trước và tăng 553,2 nghìn người so với
cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 6 tháng đầu năm 2025, lực lượng lao động từ 15 tuổi
trở lên là 53 triệu người, tăng 542,6 nghìn người so với cùng kỳ năm 2024.
Quý
II/2025, số lao động có việc làm tăng từ 51,4 triệu người lên 52 triệu người so
với cùng kỳ năm trước. Mức tăng này quan sát được ở cả khu vực thành thị, nông
thôn và cả 2 giới. Trong đó, lao động có việc làm khu vực thành thị là 20,2 triệu
người, tăng 440,6 nghìn người; lao động khu vực nông thôn là 31,8 triệu người,
tăng 103,5 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, thị trường lao động
duy trì được đà tăng trưởng ổn định và tương đối đồng đều ở các khu vực.
Cơ
cấu việc làm của người lao động tiếp tục dịch chuyển tích cực theo hướng giảm tỷ
trọng lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp và tăng tỷ trọng làm việc
trong khu vực công nghiệp và xây dựng.
Lao
động có việc làm trong khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất với 40,8%, tương
đương với 21,2 triệu người; tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm
33,2%, tương đương với 17,3 triệu người; lao động khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp
và thủy sản chiếm tỷ trọng thấp nhất với 25,9%, tương đương với 13,5 triệu người.
Tỷ
trọng lao động làm việc trong khu vực dịch vụ tăng 2,5 điểm phần trăm; lao động
khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 1,5 điểm % và lao động khu vực nông nghiệp,
lâm nghiệp và thủy sản giảm 1,78 điểm % so với cùng kỳ năm 2024.
Lao
động có việc làm phi chính thức mặc dù vẫn chiếm tỷ lệ cao nhưng vẫn duy trì xu
hướng giảm liên tiếp trong những quý gần đây. Tỷ lệ lao động phi chính thức quý
II/2025 là 63,5%, giảm 0,8 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 1,7 điểm phần
trăm so với cùng kỳ năm 2024.
“Các
chính sách an sinh và quản lý hỗ trợ người lao động đang dần phát huy hiệu lực,
hiệu quả. Số người lao động được bảo đảm tốt hơn về thu nhập, phúc lợi, bảo hiểm
đang tăng lên. Đây là xu thế tự nhiên của một nền kinh tế hiện đại hóa”, bà
Nguyễn Thị Thanh Mai, Phó trưởng ban Ban Thống kê Dân số và Lao động, Cục Thống
kê đánh giá.
Cục
Thống kê cũng cho biết, 6 tháng đầu năm 2025, thu nhập bình quân tháng của người
lao động là 8,3 triệu đồng, tăng 10,1%, tương ứng tăng 760 nghìn đồng so với
cùng kỳ năm 2024.
Theo
đó, thu nhập bình quân tháng của lao động nam (9,3 triệu đồng), cao gấp 1,32 lần
thu nhập bình quân tháng của lao động nữ (7,1 triệu đồng). Thu nhập bình quân của
lao động ở khu vực thành thị (10 triệu đồng) cao gấp 1,39 lần khu vực nông thôn
(7,2 triệu đồng); đồng thời, thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng
lương là 9,3 triệu đồng, tăng 11% tương ứng tăng khoảng 923 nghìn đồng so với
cùng kỳ năm trước.
Cũng
theo Cục Thống kê, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ tiếp tục tăng
nhẹ, đạt 29,1% trong quý II/2025, tăng 0,3 điểm phần trăm so với quý trước và
tăng 1,0 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2024 - Đây là tín hiệu tích cực giúp
tăng năng suất lao động, tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.
Việc
tập trung nâng cao tỷ lệ lao động qia đào tạo không chỉ giúp người lao động có
cơ hội việc làm tốt hơn mà còn giúp tăng thu nhập, nâng cao cuộc sống. Thu nhập
bình quân của người lao động tăng từ 7,5 triệu đồng trong quý II/2024 lên 8,2
triệu đồng trong quý II/2025, tăng tương ứng 10,7%. Mức tăng này quan sát được ở
tất cả các vùng kinh tế - xã hội trong cả nước và ở cả 3 khu vực kinh tế: nông,
lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Từ đó, an sinh xã hội
và mức sống của người lao động được cải thiện.
Theo
Cục Thống kê, dù có biến động theo quý, song tính chung 6 tháng, tỷ lệ thiếu việc
làm và thất nghiệp duy trì ở mức thấp và có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm
2024. Điều này cho thấy khả năng phục hồi và khả năng tạo việc làm của nền kinh
tế.
Tuy
nhiên bên cạnh những điểm sáng, Cục Thống kê cũng chỉ rõ 4 điểm hạn chế của thị
trường lao động gồm: tỷ lệ lao động phi chính thức còn cao; mức chênh lệch thu
nhập còn khá đáng kể; tỷ lệ thất nghiệp thanh niên còn cao; tỷ lệ lao động qua
đào tạo còn thấp.
TTXVN