Theo số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Cục Hải quan, Bộ Tài chính, trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong nửa đầu tháng 5/2025 đạt 36,09 tỷ USD, giảm 6,8% (tương ứng giảm 2,64 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 4/2025.
Tính
đến hết ngày 15/5, tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa doanh nghiệp FDI đạt 112,36
tỷ USD, tăng 13,1%, chiếm 71,3% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.
Kết
quả này đã đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước đến hết ngày 15/5 đạt
313,26 tỷ USD, tăng 15,3%, tương ứng tăng 41,53 tỷ USD về số tuyệt đối so với
cùng kỳ năm 2024.
Trong
đó, tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) đạt 211,59 tỷ USD, tăng 15,5% (tương ứng tăng 28,4 tỷ USD). Trong kỳ
1 tháng 5 năm 2025, cán cân thương mại hàng hóa thâm hụt 2,32 tỷ USD. Tính từ đầu
năm đến hết ngày 15/5, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 1,74 tỷ USD.
Cụ
thể hơn, về xuất khẩu, trong kỳ 1 tháng 5 năm 2025 đạt 16,88 tỷ USD, giảm 18,3%
so với kỳ 2 tháng 4 (tương ưng giảm 3,77 tỷ USD).
Trị
giá xuất khẩu kỳ 1 tháng 5/2025 giảm so với kỳ 2 tháng 4/2025 ở các nhóm hàng gồm
máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng giảm 513 triệu USD, tương ứng giảm
19,7%; hàng dệt may giảm 401 triệu USD, tương ứng giảm 22,8%; máy vi tính, sản
phẩm điện tử và linh kiện giảm 394 triệu USD, tương ứng giảm 8,9%.
Như
vậy, tính đến hết 15/5/2025, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 157,5 tỷ
USD, tăng 13,3% tương ứng tăng 18,49 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2024.
Trong
đó, một số nhóm hàng có sự tăng trưởng như máy vi tính, sản phẩm điện tử và
linh kiện tăng 9,22 tỷ USD, tương ứng tăng 38,3%; máy móc, thiết bị, dụng cụ và
phụ tùng tăng 2,66 tỷ USD, tương ứng tăng 16,1%; cà phê tăng 1,52 tỷ USD, tương
ứng tăng 56,6% so với cùng kỳ năm 2024.
Số
liệu thống kê của Cục Hải quan cũng cho thấy trị giá xuất khẩu hàng hóa của
các doanh nghiệp FDI trong kỳ 1 tháng 5/2025 đạt 13,24 tỷ USD, giảm 5,7% tương ứng
giảm 797 triệu USD so với kỳ 2 tháng 4/2025.
Tính
đến hết ngày 15/5, tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của nhóm các doanh nghiệp
FDI đạt 112,36 tỷ USD, tăng 13,1%, tương ứng tăng gần 13 tỷ USD so với cùng kỳ
năm trước, chiếm 71,3% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.
Từ
chiều ngược lại, trị giá hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng
5/2025 đạt 19,21 tỷ USD, tăng 6,2% (tương ứng tăng 1,13 tỷ USD về số tuyệt đối)
so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 4/2025.
Trị
giá nhập khẩu hàng hóa trong kỳ 1 tháng 5/2025 tăng so với kỳ 2 tháng 4/2025 chủ
yếu ở một số nhóm hàng sau: máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện tăng
933 triệu USD, tương ứng tăng 16,7%; vải các loại tăng 84 triệu USD, tương ứng
tăng 12,5%; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng tăng 80 triệu USD, tương ứng
tăng 3,2%.
Như vậy, tính đến hết 15/5/2025, tổng trị giá nhập khẩu của cả nước đạt 155,76 tỷ USD, tăng 17,4% (tương ứng tăng 23,04 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2024.
Trong
đó, một số nhóm hàng tăng mạnh như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
tăng 13,26 tỷ USD, tương ứng tăng 36,7%; máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng
tăng 3,71 tỷ USD, tương ứng tăng 22,6% so với cùng kỳ năm 2024.
Trị
giá nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp FDI trong kỳ này đạt 13,9 tỷ USD,
tăng 25,8% (tương ứng tăng 2,85 tỷ USD) so với kỳ 2 tháng 4/2025. Tính đến hết
ngày 15/5, tổng trị giá nhập khẩu của nhóm các doanh nghiệp FDI đạt 99,23 tỷ
USD, tăng 18,4% (tương ứng tăng 15,4 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2024, chiếm gần
64% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.
Tại
báo cáo “Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Hoa Kỳ – Ứng phó thuế quan và
tầm nhìn dài hạn” do FiinGroup công bố mới đây, các doanh nghiệp FDI đang chiếm
ưu thế trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu, các lĩnh vực vốn được xem là thế mạnh
truyền thống của Việt Nam như thủy sản, doanh nghiệp nội địa cũng đang phải
chia sẻ thị phần với khối FDI. Thực tế cho thấy, phần lớn giá trị xuất khẩu có
hàm lượng kỹ thuật cao vẫn do khối FDI nắm giữ, trong khi các ngành truyền thống
đang dần mất lợi thế cạnh tranh do chi phí tăng, quy định kỹ thuật siết chặt và
thiếu đầu tư đổi mới công nghệ.
Mô
hình phát triển dựa trên lợi thế chi phí nhân công đang dần bộc lộ những giới hạn,
nhất là khi cạnh tranh toàn cầu ngày càng hướng tới tiêu chuẩn chất lượng, truy
xuất nguồn gốc và phát triển bền vững.
Theo
FiinGroup, trước áp lực từ nguy cơ Mỹ tăng thuế nhập khẩu và xu hướng bảo hộ
thương mại đang ngày càng rõ rệt, cả khối FDI lẫn doanh nghiệp nội địa đều buộc
phải có sự điều chỉnh chiến lược để thích nghi.
Đối
với khối FDI, rủi ro chính đến từ việc phụ thuộc quá mức vào thị trường Mỹ khiến
dòng vốn đầu tư và cấu trúc sản xuất dễ bị tổn thương nếu chính sách thay đổi đột
ngột. Do đó, xu hướng đa dạng hóa thị trường, điều chỉnh chuỗi cung ứng và tái
cơ cấu phân bổ vốn đang trở thành lựa chọn tất yếu.
DĐDN