Tháng 3/2025, UBND tỉnh Hà Nam (nay là tỉnh Ninh Bình) đã phê duyệt quy hoạch 1/2000 cho dự án Khu công nghiệp (KCN) Kim Bảng 4 với quy mô lên tới 295,1ha.
Mới
đây, tỉnh Ninh Bình đã phê duyệt chủ trương đầu tư giai đoạn 1 của dự án cho Công
ty TNHH Hai Pha Việt Nam. Doanh nghiệp hiện đã lập báo cáo đánh giá tác động
môi trường (ĐTM) cho dự án này.
Giai
đoạn đầu sẽ triển khai trên diện tích 184ha, trải dài qua các phường Kim Bảng,
Kim Thanh và Ninh Bình, thị xã Kim Bảng. Khu vực này nằm gần các tuyến giao
thông trọng điểm như vành đai 5 Thủ đô, quốc lộ 1A và cao tốc Cầu Giẽ – Ninh
Bình, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển, kết nối chuỗi cung ứng và
logistics.
Theo
hồ sơ quy hoạch, phần lớn diện tích hiện trạng là đất lúa (chiếm tới 157ha),
còn lại là đất giao thông, thủy lợi, nghĩa trang và nuôi trồng thủy sản. Đáng
chú ý, khu vực này không có nhà dân, giúp giảm áp lực giải phóng mặt bằng.
Về
công năng, hơn 120ha sẽ dành cho nhà máy, xí nghiệp; 3,7ha bố trí dịch vụ, phần
còn lại phục vụ giao thông, cây xanh và hạ tầng kỹ thuật. Đất công nghiệp được
phân chia thành 14 ô đất có mật độ xây dựng tối đa 70%, cao không quá 5 tầng. Đất
dịch vụ chia thành hai lô (DV-01 và DV-02), nơi sẽ xây dựng công trình lưu trú,
tiện ích công cộng, thiết chế văn hóa – thể thao, với giới hạn chiều cao 12 tầng.
Giai
đoạn 1 dự kiến sử dụng khoảng 12.000 lao động, khi toàn dự án hoàn thiện có thể
tạo việc làm cho khoảng 16.000–20.000 người, một con số rất ấn tượng của tỉnh
Ninh Bình.
Tham vọng tạo trung tâm
công nghiệp mới phía nam đồng bằng sông Hồng
Tiến
độ thực hiện dự án được chia làm nhiều giai đoạn. Năm 2025, chủ đầu tư sẽ hoàn
thiện các thủ tục hành chính, đánh giá tác động môi trường và giải phóng mặt bằng.
Từ tháng 12/2025 đến tháng 9/2028, dự án được triển khai xây dựng song song với
thi công hạ tầng và bàn giao đất từng phần.
KCN Kim Bảng 4 có tiềm năng trở thành một cực tăng
trưởng mới cho công nghiệp Ninh Bình
Theo
kế hoạch kinh doanh, chủ đầu tư bắt đầu cho thuê đất công nghiệp từ năm 2027:
khoảng 42ha cho thuê trong năm đầu tiên (48 năm); năm 2028 tiếp tục cho thuê
50ha (47 năm); phần còn lại 31ha sẽ cho thuê vào năm 2029 (46 năm). Việc chia
nhỏ thời hạn hợp đồng thuê tùy theo thời điểm triển khai từng giai đoạn hạ tầng.
Tổng
mức đầu tư cho giai đoạn 1 là 2.465 tỷ đồng, trong đó 375 tỷ là vốn góp của Hai
Pha Việt Nam, phần còn lại từ vốn vay ngân hàng. Chi phí bồi thường, hỗ trợ và
giải phóng mặt bằng dự kiến lên tới 591 tỷ đồng, chiếm gần 25% tổng vốn đầu tư.
Theo
giới đầu tư hạ tầng, vị trí của KCN Kim Bảng 4 mang tính chiến lược khi vừa gần
các trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, Nam Định, Thái Bình, vừa nằm trên hành
lang kết nối giữa miền Bắc với Bắc Trung Bộ. KCN cũng có tiềm năng trở thành đầu
mối phụ trợ cho các cụm công nghiệp công nghệ cao đang phát triển mạnh ở Bắc
Ninh, Hà Nam, Hưng Yên.
Giới
phân tích nhận định, với quỹ đất sạch, quy hoạch bài bản và kết nối giao thông
tốt, KCN Kim Bảng 4 có tiềm năng trở thành một cực tăng trưởng mới cho công
nghiệp Ninh Bình trong giai đoạn 2026–2030. Việc đầu tư sớm vào các khu công
nghiệp không chỉ tạo lực đẩy cho phát triển kinh tế mà còn giúp Ninh Bình từng
bước chuyển đổi cơ cấu lao động, giảm dần phụ thuộc vào nông nghiệp truyền thống.
Từ
1/7, các tỉnh Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình sáp nhập để thành tỉnh mới có tên gọi
là tỉnh Ninh Bình.Sau khi sáp nhập, tỉnh Ninh Bình mới có diện tích tự nhiên là
3.942,62km2, quy mô dân số 4,4 triệu người. Tỉnh Ninh Bình mới giáp các tỉnh
Hưng Yên, Phú Thọ, Thanh Hóa, TP Hà Nội và Biển Đông.