Đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng chiến lược của tuyến đường sắt trong việc ổn định chuỗi cung ứng toàn cầu.

Lực lượng Houthi đã tấn công các tàu thương mại "có liên kết với Israel" kể từ tháng 11 năm ngoái, điều mà họ mô tả là hành động đoàn kết với người Palestine ở Dải Gaza. Hành động của họ đã làm tăng rủi ro cho các công ty vận tải khi vận chuyển hàng hóa qua một trong những tuyến đường vận chuyển nhộn nhịp nhất thế giới, dẫn đến giá cước tăng đột biến và tình trạng chậm trễ kéo dài.

Theo một báo cáo gần đây của Fitch Ratings, một số hàng hóa có khối lượng nhỏ đã chuyển sang vận tải đường sắt, đặc biệt là tuyến đường sắt Trung Quốc - Châu Âu, nơi năng lực vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc đến lục địa già đã tăng đáng kể so với mức trước khủng hoảng.

Kong Weidong, người đứng đầu chi nhánh Trịnh Châu của THI Group – cty vận tải có trụ sở chính tại Thượng Hải Trung Quốc cho biết: “Kể từ tháng 1, số lượng đơn hàng yêu cầu (về dịch vụ tàu chở hàng Trung Quốc - Châu Âu) đã tăng hơn 10 lần và khối lượng xuất khẩu thực tế của hàng hóa đã tăng gấp 3 đến 4 lần”.

Kong cho biết, dịch vụ vận chuyển hàng hóa đường sắt xuyên biên giới mất khoảng 12 đến 18 ngày để đến các điểm đến châu Âu từ các thành phố của Trung Quốc với chi phí khoảng 6.500 USD mỗi container.

Kang Yingfeng - phó tổng giám đốc của công ty Vận tải Đường sắt Quốc tế Trung Quốc (CRIMT), cho biết đã có sự gia tăng đáng kể các yêu cầu về dịch vụ tàu chở hàng Trung Quốc - Châu Âu kể từ đầu năm nay. Ông cho biết, tuyến đường vận chuyển hàng hóa Trung Quốc - Châu Âu mới kết hợp vận tải đường sắt và đường biển băng qua Biển Caspian và Biển Đen đã thu hút được sự quan tâm mạnh mẽ. Tuyến cũng đi qua các nước như Kazakhstan và Georgia trước khi đến các nước châu Âu.

"Các khách hàng Trung Quốc, châu Âu và Mỹ cũng như các công ty logistics quốc tế lớn như DHL và Kuehne+Nagel đã thể hiện sự quan tâm mạnh mẽ đến tuyến đường mới đi qua các tuyến hàng hải xuyên lục địa, thu hút vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc đến Georgia, Turkiye và Central và Đông Âu cũng như Nam Âu", ông Kang Yingfeng cho biết thêm.

DHL cho biết yêu cầu vận chuyển hàng hóa trên tuyến đường sắt đến Nga đã tăng khoảng 40% kể từ khi các tàu container bắt đầu chuyển hướng qua tuyến đường dài hơn vào tháng 12 năm ngoái, thông tin theo tờ Financial Times đưa tin vào tháng trước.

Các hãng tàu và đơn vị vận chuyển đối mặt khó khăn tăng thời gian và chi phí

Biển Đỏ là tuyến vận tải đường biển quan trọng nối châu Âu và châu Á. Theo báo cáo của Fitch Ratings, khoảng 60% thương mại của Trung Quốc với châu Âu đi qua Kênh đào Suez, bao gồm cả việc đi qua Biển Đỏ. Dữ liệu theo công ty xếp hạng tín dụng toàn cầu báo cáo vào cuối tháng 2 rằng chi phí vận chuyển đã tăng hơn 150% kể từ tháng 12 năm ngoái.


Để đảm bảo an toàn cho hàng hoá, các nhà giao nhận vận tải đã chọn đi đường vòng quanh Mũi Hảo Vọng ở Nam Phi, và quãng đường dài khiến thời gian vận chuyển tăng thêm từ 10 đến 14 ngày so với tuyến đi thẳng qua Biển Đỏ và Kênh đàoSuez. Đường vòng kiến tổng thời gian vận chuyển từ Viễn Đông đến Châu Âu mất tới khoảng 50 ngày và đôi khi tạo ra sự không chắc chắn về thời gian di chuyển.

Theo một báo cáo gần đây từ Xeneta, một nền tảng dữ liệu cước vận chuyển, cho biết các hãng vận tải hàng hóa đường biển lớn đã tạm dừng một số hoặc tất cả các chuyến quá cảnh qua Kênh đào Suez và bắt đầu chuyển hướng các tàu ra khỏi Biển Đỏ. Điều này đã gây ra tình trạng bất ổn trong vận chuyển trong gần một tháng và làm tăng giá cước vận tải đường biển. Báo cáo cho biết, việc công ty logistics APMoller Maersk gần đây thông báo gia hạn tạm dừng các chuyến vận chuyển "trong tương lai gần" như 1 chỉ dấu cho thấy tình trạng bất ổn ở khu vực biển đỏ chưa có dấu hiệu sẽ dừng lại.

Các chuyên gia trong lĩnh vực vận tải quốc tế tại Trung Quốc đều nhận định rằng cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đã dẫn đến sự gián đoạn đáng kể trong chuỗi cung ứng toàn cầu và khiến chi phí trở nên đắt đỏ ảnh hưởng đáng kể đến thương mại quốc tế.

He Yun - phó giáo sư công tác tại Trường Hành chính công thuộc Đại học Hồ Nam nhận xét: “Những biến động cho thấy bản chất mong manh của chuỗi cung ứng toàn cầu và sự thiết phải có một phương thức vận tải thay thế ngay và lập tức, chẳng hạn như đường sắt cao tốc có thể là 1 lựa chọn phù hợp”

Vận tải đường sắt Trung Quốc - Châu Âu, giải pháp thay thế đáng tin cậy

Tầm quan trọng của dịch vụ đường sắt Trung Quốc - Châu Âu đang được tín nhiệm như một giải pháp thay thế chiến lược nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho dòng hàng hóa luân chuyển giữa Trung Quốc và Châu Âu.

Fu Cong - cựu đại sứ Trung Quốc tại Liên minh châu Âu, nhận xét: “dịch vụ vận tải hàng hoá đường sắt có thể ví như 1 giải pháp thay thế trên đất liền, nhanh chóng, ổn định và đáng tin cậy cho dòng chảy khổng lồ”. Vị đại sứ chia sẻ trên Euractiv- trang tin phân tích các vấn đề chính sách của EU, ông nói: “Sẽ ko quá khoa trương khi nói rằng Tuyến đường sắt Trung Quốc - Châu Âu đang trở thành huyết mạch cho thương mại Trung Quốc-EU vào thời điểm quan trọng này”.


Dịch vụ chở hàng bằng đường sắt Trung Quốc - Châu Âu bắt đầu hoạt động vào năm 2011. Tính đến tháng 2 năm nay, tuyến đường sắt này đã thực hiện hơn 85.000 chuyến nối 120 thành phố của Trung Quốc với 219 điểm đến ở 25 quốc gia châu Âu (theo thống kê từ China State Railway Group)

Tính riêng trong năm ngoái, đã có khoảng 17.000 đơn hàng được đặt thông qua tuyến đường sắt

Trung Quốc - Châu Âu với 1,9 triệu container được vận chuyển.

Còn trong tháng 1 và tháng 2 năm nay đã có có 2.928 chuyến tàu chở hàng hoạt động giữa Trung Quốc và châu Âu vận chuyển 317.000 container hàng hoá thông quan, tăng so với cùng kỳ năm ntrước  lần lượt là 9% và 10%.

Công suất gia tăng đồng thời chất lượng dịch vụ được cải thiện

Phó tổng giám đốc của công ty Vận tải Đường sắt Quốc tế Trung Quốc - Kang Yingfeng thông tin cho biết các loại hàng hóa được vận chuyển bằng đường sắt Trung Quốc - Châu Âu đã mở rộng từ 53 mặt hàng khi dịch vụ bắt đầu được triển khai lên hơn 50.000 mặt hàng hiện nay với các mặt hàng như sốt cà chua, gỗ, trà, dầu ăn và cả phương tiện sử dụng năng lượng mới (NEV).

Theo ông Kang tiết lộ, để nâng cao chất lượng dịch vụ, các chuyến tàu có thể chạy theo lịch trình chính xác kể từ tháng 10/2022. Không giống như các hãng vận tải hàng hóa thông thường, các chuyến tàu tuân thủ lịch trình đã định sẵn trên toàn tuyến, giúp giảm hơn nữa thời gian vận chuyển và cũng cho phép khách hàng tính toán thời gian hành trình giữa các thành phố, từ đó cải thiện chất lượng dịch vụ.

Cho đến nay, 5 dịch vụ theo lịch trình đã được khai thác, giúp giảm 30% thời gian di chuyển so với các dịch vụ tàu chở hàng Trung Quốc - Châu Âu thông thường. Các dịch vụ theo lịch trình sẽ đến điểm đến đúng giờ. Ví dụ: tuyến từ Tây An, Thiểm Tây Trung Quốc đến Duisburg Đức lịch trình vận chuyển xác định và mất 300 giờ 7 phút.

Đáng tin cậy và tiện ích, dịch vụ vận chuyển hàng hoá bằng tàu đường sắt Trung Quốc - Châu Âu đang mang lại lợi ích kinh tế cho các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn, đồng thời mạng lưới dịch vụ bao phủ các khu vực rộng lớn vẫn đang tiếp tục phát triển. Trong ngắn hạn, dịch vụ đường sắt có thể đóng một vai trò hỗ trợ bổ sung khẩn cấp cho vận tải biển, nâng cao khả năng phục hồi và mức độ an ninh của các chuỗi cung ứng và công nghiệp liên quan.

Theo CND