Có phải nền kinh tế siêu cường Trung Quốc đang dần suy yếu? Hàng loạt dữ liệu trong những tuần gần đây cho thấy đất nước này chậm lại đáng kể. Thậm chí không tăng lên, do tính chất không đáng tin cậy của số liệu thống kê trong nước của Trung Quốc. Hầu hết các nhà quan sát cho rằng, sự chậm lại là do nỗ lực của chính phủ nhằm loại bỏ Covid-19 và quan trọng hơn là những khủng hoảng trong lĩnh vực bất động sản của đất nước hiện nay.

Trên thực tế, những trục trặc trong lĩnh vực bất động sản được xem là một triệu chứng hơn là một nguyên nhân gây ra các vấn đề của Trung Quốc. Mô hình kinh tế của quốc gia này có lẽ đã bị phá vỡ, giống như của Nhật Bản ba thập kỷ trước; vì những lý do tương tự.

Các nhà quan sát nhận định, Trung Quốc sẽ tránh được một cuộc khủng hoảng toàn diện, nhưng tăng trưởng kinh tế sẽ khập khiễng hoặc sẽ không trở nên quá tồi tệ. Giống như các quốc gia Đông Bắc Á khác, mô hình tăng trưởng của Trung Quốc chủ yếu dựa vào mô hình mà Nhật Bản theo đuổi sau Thế chiến thứ hai. Cũng như các kế hoạch kinh tế 5 năm, hệ thống ngân hàng Nhật Bản tập trung vào việc cho vay các lĩnh vực được ưa chuộng.

Về bản chất, toàn bộ hệ thống được thiết kế để loại bỏ và xã hội hóa rủi ro tín dụng, do đó làm cho việc đi vay trở nên rẻ hơn đối với toàn bộ nền kinh tế. Cho vay được thế chấp, nói chung là bằng tài sản. Các công ty nhắm đến thị phần hơn là lợi nhuận. Mặt trái của vốn rẻ là lợi nhuận kém cho các nhà đầu tư. Các cơ quan quản lý đã có thể thực hiện thủ thuật này thông qua các hạn chế nặng nề về nơi các nhà đầu tư có thể đặt tiền của họ.

Các vấn đề của Nhật Bản bắt đầu khi thị trường bắt đầu được tự do hóa vào đầu những năm 1980 , trong khi vẫn giữ nguyên cấu trúc và các biện pháp khuyến khích hiện có. Thâm hụt tài chính của khu vực doanh nghiệp bắt đầu tăng cao, có nghĩa là khối này đã chi tiêu nhiều hơn số tiền kiếm được. Khoảng trống đã được lấp đầy bằng cách vay mượn.

Về khách quan, khoản nợ có vẻ có thể quản lý được vì giá đất, nơi hỗ trợ các khoản vay, tăng chóng mặt. Không kinh doanh đánh giá và quản lý rủi ro, các ngân hàng và cơ quan quản lý của đất nước đã không quan tâm đến tốc độ tăng trưởng cho vay nhanh chóng. Dữ liệu của Ngân hàng Thế giới cho thấy tín dụng của ngân hàng đối với các công ty phi tài chính đã tăng 60 điểm phần trăm so với tổng sản phẩm quốc nội trong 10 năm đến cuối năm 1989.


Sau đó, một vòng tròn luẩn quẩn diễn ra. Đầu tiên, giá cổ phiếu giảm, sau đó là giá đất. Hệ thống ngân hàng không chỉ gặp thách thức lớn bởi các khoản nợ xấu và phải vật lộn để tự tài trợ cho chính mình ở thị trường nước ngoài, mà quan trọng là các công ty buộc phải bắt đầu tiết kiệm. Thâm hụt tài chính doanh nghiệp nhanh chóng chuyển thành thặng dư và cứ duy trì như vậy, trở thành lực cản rất lớn đối với nền kinh tế.

Do đất nước có thặng dư tài khoản vãng lai khổng lồ, theo định nghĩa, chính phủ phải thâm hụt ngân sách khổng lồ, nếu không nền kinh tế sẽ sụp đổ. Tất cả những vấn đề này cộng thêm do dân số trong độ tuổi lao động bắt đầu giảm từ giữa những năm 1990, dẫn đến việc làm thấp hơn và năng suất kém hơn.


Hiện tại, Trung Quốc đang gặp phải thách thức tương tự, thậm chí là tồi tệ hơn. Ví dụ điển hình về dân số - những rắc rối phần lớn được tạo ra từ những tác động tê liệt của dân số già đối với sự tăng trưởng của Nhật Bản. Dân số trong độ tuổi lao động của Nhật Bản bắt đầu giảm vào giữa những năm 1990 và dân số tổng thể của nước này bắt đầu giảm vào năm 2008. Dân số trong độ tuổi lao động của Trung Quốc đạt đỉnh 10 năm trước và tổng dân số của nước này dường như đang có dấu hiệu giảm xuống. Nhật Bản bắt đầu đối mặt với các vấn đề về dân số sau khi nền kinh tế bong bóng kinh tế đã vỡ, nhưng Trung Quốc đã gặp rắc rối về dân số khi bong bóng kinh tế còn chưa vỡ.

Andrew Hunt, người điều hành Andrew Hunt Economics Ltd ở London ước tính, rằng thâm hụt doanh nghiệp đang ở mức khoảng 14 điểm phần trăm GDP trong những năm gần đây, đôi khi cao hơn. Sự thiếu hụt có thể lên tới 20 điểm phần trăm GDP và hơn thế nữa khi bao gồm cả chính quyền địa phương. Tại Nhật Bản, điều đó đạt đỉnh khoảng 8 điểm phần trăm GDP. Song, thật ngạc nhiên khi tốc độ tăng trưởng cho vay của các ngân hàng Trung Quốc thậm chí còn nhanh hơn cả Nhật Bản. Theo số liệu của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, tín dụng trên GDP tăng 65 điểm phần trăm, lên 205% GDP, trong 10 năm đến năm 2019. Ở Nhật Bản, giới hạn tăng trưởng đã đạt đến khi chi phí lãi vay doanh nghiệp hàng năm tăng trên GDP danh nghĩa – điều đó có nghĩa là đang trong tình trạng nợ xấu.

Và Trung Quốc hiện đang ở ngay thời điểm đó, và khi các công ty buộc phải tiết kiệm, nền kinh tế của nước này sẽ gặp khó khăn - có lẽ còn hơn cả Nhật Bản, và không chỉ khó khăn về dân số. Ngay lúc này, lĩnh vực bất động sản quan trọng hơn nhiều đối với tăng trưởng của đất nước . Kể từ khi chính quyền địa phương dựa vào việc bán đất để trang trải chi tiêu của họ, một lượng lớn các khoản cho vay đã được đưa vào xây dựng.


Theo Andrew Hunt, năm 1989, chi tiêu xây dựng ở Nhật Bản chỉ dưới 8% GDP; còn ở Trung Quốc là 15%. Tuy giá bất động sản ở Trung Quốc không quá cao; cũng như không bị hạn chế về diện tích như Nhật Bản nhưng... trong nhiều năm qua, các cơ quan quản lý Trung Quốc đã phải vật lộn để kiềm chế đầu cơ bất động sản mà vẫn không thành công.

Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng Trung Quốc - và tất cả những ai đang phụ thuộc có thể sẽ bị tê liệt trong nhiều năm. Nhiều ngân hàng Trung Quốc đang gặp khó khăn trong vấn đề huy động vốn. Tại Nhật Bản, hầu hết các khoản nợ của công ty được tính bằng đồng yên. Hunt ước tính rằng các công ty Trung Quốc có khoảng 5 nghìn tỷ USD nợ phải trả bằng ngoại tệ, gần tương đương với 10% nợ phải trả của hệ thống tài chính.

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đang lưỡng lự khi phải cắt giảm lãi suất; bởi lo ngại lạm phát kéo dài cũng như ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Nếu hạ lãi suất chỉ là cách giải quyết trong ngắn hạn trong một nền kinh tế đang gặp khó khăn lớn. Các nhà hoạch định cho rằng, những bế tắc mà Trung Quốc đang phải đương đầu cần phải giải quyết triệt để nhằm tránh tình trạng đi vào vết xe đổ như Nhật Bản trước đó.

Theo Bloomberg