Doanh số bán hàng thời trang của Louis Vuitton và Christian Dior, LVMH,
tăng tốc trong quý đầu tiên, ngay cả khi các cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine và diễn
biến Covid-19 đe dọa làm giảm nhu cầu của người tiêu dùng.
LVMH cho biết, doanh số bán hàng trong lĩnh vực thời trang và hàng da chủ
chốt tăng 30% so với mức tăng 28% trong quý trước. Các nhà phân tích đã kỳ vọng
mức tăng trưởng 20%.
Tổng quát, doanh thu của công ty tăng 23% lên 18 tỷ euro (19,51 tỷ USD) khi các bộ phận bao gồm mỹ phẩm và bán lẻ chọn lọc (bao gồm DFS và Sephora) cũng báo cáo mức tăng trưởng hai con số.
Tin tức này được đưa ra khi LVMH gặp khó khăn trong việc so sánh doanh số
bán hàng thời trang tăng 52% trong quý cùng kỳ năm trước - và các cuộc khủng hoảng
hiện tại; đã làm mờ đi triển vọng của các doanh nghiệp tiêu dùng.
Sự trở lại của việc thắt chặt Covid-19 ở Trung Quốc làm sụt giảm doanh số
bán hàng tại thị trường trọng điểm, trong khi việc Nga xâm lược Ukraine dẫn đến
các biện pháp trừng phạt sâu rộng nhằm vào nước này càng khiến thị trường toàn
cầu khó có thể phục hồi sớm như dự báo trước đó.
Trước báo cáo, giá cổ phiếu của LVMH giảm 14% từ đầu năm đến nay so với mức
giảm trung bình 7% của Chỉ số Stoxx 600 từ các công ty lớn nhất châu Âu.
Tại Trung Quốc, các trung tâm thương mại lớn gồm Thượng Hải đã tiến hành
các biện pháp nghiêm ngặt để hạn chế sự lây lan của Covid-19, LVMH cho biết hoạt
động kinh doanh đã sa sút vào nửa cuối tháng 3 và vẫn chưa có dấu hiệu chuyển
biến tích cực. Tuy nhiên, tập đoàn cho biết, họ vẫn lạc quan rằng doanh số bán
hàng có thể nhanh chóng phục hồi.
Cụ thể, Giám đốc Tài chính Jean-Jacques Guiony của LVMH tự tin nói rằng, họ không lo lắng về tác động lâu dài của làn sóng kiểm dịch mới nhất này và dự kiến nhu cầu sẽ quay trở lại khi virus được kiểm soát. Tuy nhiên, Giám đốc tài chính lưu ý rằng ngay cả các thành phố hiện không bị hạn chế cũng chứng kiến lưu lượng truy cập cửa hàng chậm hơn và người dân đi lại ít hơn.
Bên cạnh đó, doanh số bán hàng ở Mỹ, nơi nhu cầu của người tiêu dùng đối với
các mặt hàng cao cấp đã tăng lên kể từ sau đại dịch và châu Âu, nơi khách hàng
địa phương trở đang dần thích nghi với đại dịch, và du lịch đang bắt đầu phục hồi;
giúp thúc đẩy tăng trưởng.
Tựu trung, cuộc đại suy thoái toàn cầu và sự không chắc chắn, gián đoạn chuỗi
cung ứng, chậm trễ chuyển phát nhanh, và tất nhiên, một vùng đất bị cắt đứt khỏi
phương Tây – điều đó có nghĩa các Tập đoàn sở hữu thương hiệu xa xỉ như LVMH sẽ
phải làm nhiều việc hơn để tiếp cận người tiêu dùng. Mặc dù rõ ràng rằng giới
siêu giàu của đại lục sẽ không bao giờ mệt mỏi khi chi tiêu (mua hàng xa xỉ
trong nước vào năm 2021 trị giá 74 tỷ USD), nhưng phải đến khi có kết quả kinh
doanh quý II, mọi người mới có thể biết được là tình hình căng thẳng diễn ra có
thật sự gây ảnh hưởng sâu đến LVMH.
BoF; JD