Thông tin theo Nikkei cho biết, Tập đoàn Geely Holding đã bán được 730.000 xe trong quý 1/2024 và trở thành nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đầu tiên lọt vào top 10
toàn cầu về doanh số bán ô tô trong quý này.
Geely
đã vượt qua cả Mercedes-Benz và BMW để lọt vào top 10 với mức tăng doanh số bán
hàng đạt 27% so với cùng kỳ năm trước.
Toyota Motor đứng đầu bảng xếp hạng doanh
số toàn cầu trong quý đầu tiên của năm 2024 với 2,52 triệu xe, giảm 5%, trong
khi Tập đoàn Volkswagen đứng thứ hai với 2,1 triệu xe, tăng 3%. Tập đoàn ô tô Hàn
Quốc Hyundai xếp ở vị trí thứ ba, bao gồm cả Kia, chứng kiến doanh số bán hàng
giảm 2% xuống còn 1,76 triệu xe.
Dữ
liệu theo công ty khảo sát MarkLines xếp hạng, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc
gồm BYD, Changan Automobile, Chery Automobile và SAIC Motor được xếp hạng trong
top 20.
Mặc
dù quý 1/2024 vướng vào kỳ nghỉ tết Nguyên đán kéo dài và ảnh hưởng đến số số
ngày bán hàng giảm đi đáng kể so với các đối thủ toàn cầu song 5 công ty sản xuất
ô tô Trung Quốc lọt top 20 theo khảo sát vẫn chứng kiến tổng doanh số bán
hàng tăng hơn 20%. Mức tăng trưởng doanh thu chung của 20 nhà sản xuất ô tô
hàng đầu trong bảng xếp hạng đạt 2%.
2
thương hiệu chủ lực của Geely là Zeekr và Volvo Car đều mang tới cho nhà sản xuất
này mức tiêu thụ gia tăng cao, trong khi doanh số bán xe năng lượng mới Zeekr tăng
gấp đôi, thì Volvo Car cũng đạt mức tăng 2 con số lên 12%.
Nhà
sản xuất BYD đã bán được 620.000 xe trong quý đầu tiên, tăng 13%, trong đó xe
điện chiếm 300.000 xe - xếp sau Tesla với 380.000 xe.
Nguyên nhân và động lực thúc đẩy tăng trưởng
doanh số cho các nhà sản xuất Trung Quốc chính là nhờ xuất khẩu tăng. Chẳng hạn
như đối với tập đoàn Geely, doanh số bán hàng ở nước ngoài tăng 43%,
trong khi đó mức tăng của BYD đạt tới 150% khi đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị
trường như Châu Âu và Đông Nam Á.
Mặc dù doanh số bán các sản phẩm xe điện và
xe hybrid tăng và chiếm khoảng 32% trong tổng doanh số bán hàng quý 1 tại Trung
Quốc, song sự cạnh tranh ở thị trường xe điện đang trở lên khốc liệt hơn bao giờ
hết khi chứng kiến 1 loạt các đợt giảm giá dẫn đầu là BYD, tiếp đến là Changan và một số nhà sản xuất khác. Kết quả khiến cho giá xe điện đang dần tiệm cận hơn vs mức giá của
các loại xe chạy bằng động cơ xăng thông thường.
Dự
báo năng lực sản xuất xe điện và các sản phẩm liên quan của Trung Quốc có thể đạt
khoảng 36 triệu xe vào năm 2025. Nguồn cung gia tăng là động cơ thúc đẩy các
nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang tìm kiếm và mở rộng thị trường ở nước ngoài.
Theo 1 báo cáo dữ liệu ngành công nghiệp xe
năng lượng mới NEV Trung Quốc cho thấy xuất khẩu các dòng xe này đã tăng 78% lên 1,2 triệu xe vào năm 2023. Dự báo sản lượng xuất khẩu sẽ
tăng lên 3,5 triệu xe vào năm 2025.
Lo ngại trước khả năng lượng hàng tồn kho
từ Trung Quốc với mức giá thấp, Mỹ và các
quốc gia châu Âu đã dấy lên lo ngại về sự cạnh tranh không công bằng trong
ngành ô tô và nguy cơ mất việc làm trong các nhà máy sản xuất. Mới đây Mỹ đã công bố kế hoạch tăng gấp 4 lần mức thuế đối với
xe điện do Trung Quốc sản xuất lên 100%.
Các
nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đaz mở rộng xuất khẩu sang các thị trường như Nga, cũng
như Trung và Nam Mỹ. Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc, Nga là điểm
đến xuất khẩu hàng đầu của xe lắp ráp trong quý 1/2024, tiếp theo là Mexico.
Các nước Trung Đông như Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất UAE cũng đang chứng
kiến sự hiện diện với tư cách là thị trường xuất khẩu mới của các nhà sản xuất
Trung Quốc.
Theo Nikkei