Xu hướng việc làm dồi dào nhưng lại
không đủ lao động đáp ứng nhu cầu có thể có những tác động lớn đến tăng trưởng,
bất bình đẳng và lạm phát tại các quốc gia như Mỹ, Anh…
Rất nhiều doanh nghiệp tại các quốc
gia nêu trên đã than phiền về khó khăn trong tìm kiếm lao động, do số lượng
công nhân nghỉ việc ở mức cao kỷ lục. Các doanh nghiệp gọi đó là tình trạng
“thiếu hụt lao động”, nhưng đó là sự đan xen phức tạp của nhiều yếu tố kinh tế
khác nhau.
Trang CNN mới đây đã đăng tải bài
viết nêu ra những nguyên nhân chính khiến các Quốc gia tại Châu Âu và Mỹ phải đối
mặt với tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng sau khi đại dịch xảy ra, cụ thể
đó là:
1. Những lao động lớn tuổi
đang rút khỏi lực lượng lao động
Nghiên cứu từ các nhân viên IMF
thống kê từ Dữ liệu về việc làm và vị trị tuyển dụng tại Mỹ và Anh cho thấy, sự
tham gia ít hơn ở những người lao động lớn tuổi không quay trở lại làm việc .
Tính đến tháng 9.2021, tỷ lệ
không hoạt động gia tăng ở những người lao động từ 55 tuổi trở lên chiếm khoảng
35%, một con số khá lớn so với mức trước đại dịch ở cả 2 nền kinh tế được coi
là ảnh hưởng lớn của kinh tế thế giới. Không rõ có bao nhiêu người trong số những
người đã nghỉ hưu hoặc nghỉ việc cuối cùng có thể quay trở lại lực lượng lao động.
Đối với một số người, điều này có
thể phản ánh những lo ngại về sức khỏe liên quan đến đại dịch. Những người khác
có thể đã xem xét lại nhu cầu đi làm của họ khi giá nhà ở và tài sản tài chính
tăng lên đáng kể.
2. Tác động từ các chương
trình hỗ trợ thu nhập hào phóng
Lời giải thích đầu tiên có thể là
các chương trình hỗ trợ thu nhập trong thời kỳ đại dịch cho phép người lao động
kén chọn, làm chậm quá trình xin việc, khả năng tiếp nhận và cuối cùng là phục
hồi việc làm.
Tuy nhiên, theo dữ liệu từ các
nhân viên IMF cho biết việc loại bỏ bổ sung bảo hiểm thất nghiệp liên bang Mỹ gần
đây kèm với việc loại bỏ sớm các khoản trợ cấp thất nghiệp liên quan đến Covid
chỉ có tác dụng tạm thời và khiêm tốn trong việc đưa mọi người trở lại làm việc.
3. Những bà mẹ có con nhỏ rời
khỏi lực lượng lao động trong bối cảnh việc đi học và chăm sóc trẻ tiếp tục bị
gián đoạn - "She-cession".
Việc đóng cửa trường học kéo dài
và sự khan hiếm của các dịch vụ trông trẻ đã tạo thêm gánh nặng cho các bà mẹ
có con nhỏ, khiến nhiều người phải rời bỏ lực lượng lao động - cái gọi là
"She-cession".
“Chúng tôi ước tính rằng sự suy
giảm dư thừa việc làm cho các bà mẹ có con dưới 5 tuổi so với những phụ nữ khác
chiếm khoảng 16% tổng khoảng cách việc làm của Hoa Kỳ so với mức trước Covid
tính đến tháng 10 năm 2021. Con số này đã giảm từ 23% ở đầu tháng 9, một phần
nhờ vào việc trở lại trường học trực tiếp vào cuối tháng đó”, các nhân viên IMF
thông tin. Trong khi đó, không có She-cession như vậy ở Vương quốc Anh, nơi việc
làm cho nữ giới giảm ít hơn nam giới. Một lời giải thích tiềm năng là ở Anh,
các trường học vẫn được mở trong suốt thời gian xảy ra đại dịch, giúp giảm bớt
sự cân bằng giữa công việc và chăm sóc con cái cho các bà mẹ có con nhỏ.
4. Sự không phù hợp khi dịch
chuyển trong các ngành nghề lao động
Giải thích của nguyên nhân thứ 4
này là sự gia tăng sự không phù hợp giữa các ngành và nghề mà người thất nghiệp
đang tìm kiếm và những người có nhiều vị trí tuyển dụng. Các công việc yêu cầu
tương tác trực tiếp, chẳng hạn như trong nhà hàng, khách sạn và giải trí, đã bị
ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng, trong khi các công việc "có thể làm việc
từ xa" về cơ bản tốt hơn đáng kể. Những người khác, như dịch vụ giao hàng,
thậm chí còn bùng nổ. Có thể do người lao động bị mất việc làm trong các ngành,
nghề khó khăn vất vả để chuyển sang cơ hội mới, dẫn đến không phù hợp. Đặc biệt,
tại Anh dòng người lao động nước ngoài ra đi sau Brexit - được đẩy nhanh bởi đại
dịch - kéo theo sự giảm dần số lượng những người tìm việc sẵn sàng và có thể lấp
đầy các vị trí tuyển dụng còn trống.
Xu hướng thiếu hụt lao động vẫn
đang có khả năng lan rộng hơn và tiếp tục, điều này có thể có những tác động lớn
đến tăng trưởng, bất bình đẳng và lạm phát. Việc phục hồi việc làm tiếp tục chậm
chạp có thể hạn chế tăng trưởng kinh tế trong khi thúc đẩy tăng lương. Mặc dù mức
lương cao hơn sẽ là tin tốt cho người lao động, nhưng chúng có thể tiếp tục
thúc đẩy nguy cơ lạm phát.
Theo CNN