Tập đoàn công nghiệp Nhật Bản gần đây đã thông báo rằng họ sẽ bắt đầu cung cấp ngày nghỉ thứ ba mỗi tuần cho những nhân viên có nhu cầu. "Chúng tôi sẽ quan tâm và hỗ trợ hạnh phúc của nhân viên", Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn Yuki Kusumi nói với các nhà đầu tư trong một cuộc họp báo.

Panasonic hy vọng sẽ cho người lao động thêm thời gian để theo đuổi sở thích cá nhân của họ, dù là tình nguyện hay công việc phụ.

Hiện chỉ có 8% các công ty Nhật Bản đề nghị nghỉ nhiều hơn hai ngày mỗi tuần trong một cuộc khảo sát năm 2020 của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi của nước này. Những công ty thường tìm cách giúp người lao động đáp ứng các nhu cầu trong cuộc sống cá nhân của mình, như Yahoo Japan và Sompo Himawari Life Insurance, bắt đầu cung cấp ngày nghỉ thứ ba trong năm 2017 chỉ dành cho những người chăm sóc trẻ em hoặc người thân già yếu.

Nhưng nhiều công ty đang bắt đầu nhận thấy nhiều lợi ích bổ sung cho một tuần làm việc bốn ngày. Shionogi, công ty đang nghiên cứu phương pháp điều trị COVID-19 theo đường uống , từ tháng 4 năm qua đã cung cấp tùy chọn nghỉ ngày thứ ba mỗi tuần.Hãng muốn cung cấp cho người lao động nhiều thời gian hơn để học các kỹ năng mới khi họ thâm nhập vào các lĩnh vực kinh doanh mới, chẳng hạn như dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Công ty này chia sẻ: " Những người lao động trẻ tuổi coi trọng thời gian nghỉ ngơi của họ, vì vậy điều này mang lại cho chúng tôi lợi thế khi tuyển dụng ".

Hơn 60% các công ty ở Vương quốc Anh áp dụng tuần làm việc bốn ngày đã báo cáo những cải thiện về năng suất trong một cuộc khảo sát năm 2019 của Đại học Reading. Khi Microsoft Nhật Bản thử nghiệm ý tưởng này vào năm 2019, khoảng 90% công nhân phản hồi thuận lợi và cuối cùng công ty đã tiết kiệm điện.

Vào tháng 12 năm 2020, Unilever bắt đầu thử nghiệm tuần làm việc 4 ngày hưởng lương đầy đủ tại New Zealand. Công ty sẽ xem xét mở rộng tùy chọn sang các thị trường khác, tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của chính sách này đến tổng số giờ làm việc và năng suất.

Bất chấp sự quan tâm ngày càng tăng, cho đến nay chưa đến 10% công ty Nhật Bản thực sự áp dụng ý tưởng này - phần lớn là do các rào cản hậu cần. Ví dụ, nhiều nơi làm việc ràng buộc tiền lương với số ngày làm việc. Người lao động cũng thường ngại nghỉ nhiều hơn, vì lo lắng rằng đồng nghiệp sẽ phải làm thêm phần công việc do việc mình nghỉ tạo ra.

Tìm kiếm các phương pháp tiếp cận phù hợp với từng người sử dụng lao động và người lao động là cách để xu hướng giảm số ngày làm việc/tuần dần trở lên phổ biến.Ví dụ như công ty xử lý nước Metawater, đã áp dụng tuần làm việc bốn ngày vào năm 2019, duy trì mức lương bằng cách cho mọi người làm thêm giờ vào những ngày họ đến làm việc.

Nhà sản xuất máy xay xát gạo Satake bắt đầu cho toàn công ty nghỉ ngày thứ ba mỗi tuần trong mùa hè năm 2017. Nhưng hiện tại công ty đã cho công nhân nghỉ luân phiên để giải quyết các khiếu nại từ khách hàng.


Người lao động Nhật Bản đang làm việc ít giờ hơn so với trước đây, nhờ sự thúc đẩy trên toàn quốc nhằm cải cách văn hóa làm việc nổi tiếng đòi hỏi cao của đất nước. Nhưng Nhật Bản vẫn đứng cuối Nhóm 7 về năng suất lao động.

Tuần làm việc bốn ngày được cho là một trong những chìa khóa để thúc đẩy năng suất và cải thiện sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống ở đây. Chính phủ Nhật cũng cho biết họ sẽ thúc đẩy khái niệm này theo hướng dẫn mới nhất về chính sách kinh tế và tài khóa đã được nội các thông qua.