Đó có lẽ là một trong những quan
điểm quen thuộc mà mỗi khi đọc một cuốn sách về phát triển bản thân hoặc là câu
chuyện của nhiều doanh nhân thành đạt nào trên thế giới đã từng chia sẻ. Những
câu nói truyền cảm hứng đó dường như sẽ cổ vũ cho rất nhiều bạn trẻ như tiếp
thêm động lực, sống với đam mê sẽ ý nghĩa hơn là cuộc sống đầy tiền bạc.
Nhưng thực tế đam mê liệu
có màu hồng như nhiều người nghĩ hay không
Câu trả lời chắc chắn là không bởi
vì đôi lúc nó cũng vẫn đan xen những mảng xám
H – một cô gái trẻ, sinh ra tại một
vùng quê thanh bình được cha mẹ hết mực yêu thương và tạo mọi điều học hành và
theo đuổi xu hướng công việc mà cô cho là rất mới mẻ và có tiềm năng phát triển
gần 15 năm về trước trong một tương lai gần mà cô nghĩ. Nhưng sau khi tốt nghiệp
phải nửa năm sau cô mới có thể tìm được công việc đúng ngành học. Sau hơn 3 năm
làm việc miệt mài và cống hiến vì công việc cô đã được thăng nên quản lý cấp
trung, 1 vị trí mà có lẽ rất nhiều người kể cả vị trí nam giới cũng sẽ không thể
đảm nhận được, cô rất tự tin vào khả năng của mình và muốn thử sức với những mục
tiêu cao hơn. Tuy nhiên cô đã không nhận được một cái gật đầu nào vì một lý do
thực sự lãng xẹt từ những nhà quản lý cấp cao hơn khi công ty có những cơ hội mới,
trái lại họ lại dành những cơ hội đó cho những ứng viên Nam ngoài công ty tới ứng
tuyển và đưa cho cô lý do rằng phụ nữ sẽ không thích hợp cho vị trí này nếu
chưa có gia đình và con cái ổn định. Và sau gần 7 năm gắn bó với công việc yêu
thích cô đã quyết định từ bỏ niềm đam mê … để lựa chọn công việc mới …làm kinh
doanh.
Câu chuyện của H có lẽ không hiếm, không phải tất cả các công việc đều được nhìn
nhận như nhau, không phải mọi sự kiên nhẫn đều nhận được đền đáp một cách xứng
đáng. Mức lương mà bạn được trả sẽ không phụ thuộc duy nhất vào công sức bạn bỏ
ra hay ý nghĩa xã hội mà việc bạn làm mang lại.
Nói một cách hơi thô thì nếu bạn
muốn tiền bạc trong túi bạn dư dả, thì đam mê bạn chọn để theo đuổi phải dẫn bạn
đến một công việc tương lai có mức thù lao tốt hơn. Hoặc là sản phẩm hay dịch vụ
mà bạn tạo ra từ niềm đam mê cần có sức hấp dẫn và được nhiều người định giá
cao.
Theo đuổi đam mê có thể
giúp bạn thành công và giàu có, nhưng cái giá phải trả là không hề nhỏ.
Mức lương của các công việc được
sắp xếp theo mức độ cân bằng công việc và cuộc sống.
Vậy thì vì sao thành công tài
chính lại khó đạt đến vậy, Những người giàu có có công thức đặc biệt nào không?
Theo Tom Corley - tác giả cuốn
Rich Habits (Thói quen thành công của những triệu phú tự thân), Người đã dành 5
năm, quan sát và ghi lại thói quen hàng ngày của 233 người giàu (thu nhập hàng
năm ít nhất 160.000 USD và tài sản tối thiểu 3,2 triệu USD).Và Ông nhận ra có 4
con đường cơ bản để trở thành triệu phú, đó là:
- Tiết kiệm – Đầu tư: Dù công việc
hàng ngày là gì, những người trong nhóm này cũng giữ thói quen tiết kiệm và đầu
tư. Họ luôn nghĩ đến các cách thông minh nhất để tăng tài sản.
- Thăng tiến trong công việc:
Nhóm này làm việc cho các công ty lớn và cống hiến toàn bộ thời gian, năng lượng
cho việc thăng tiến đến khi làm quản lý cấp cao, dĩ nhiên với mức lương cực kỳ
cao.
- Chuyên gia: Nhóm này thuộc top
giỏi nhất trong lĩnh vực của mình, ví dụ trong lĩnh vực y học hay luật. Họ được
trả lương hậu hĩnh, nhưng phải có bằng cấp cao.
- Theo đuổi đam mê: Những người trong nhóm này theo đuổi đam mê như lập doanh nghiệp, trở thành diễn viên nổi tiếng, nhạc sĩ nổi tiếng hay tác giả sách. Họ yêu công việc của mình, và công việc đó cũng giúp họ kiếm nhiều tiền.
Có khoảng 28% cá nhân thuộc nhóm
theo đuổi đam mê, họ có khối tài sản trung bình 7.4 triệu đô la và mất thời
gian bình quân 12 năm để đạt tới độ giàu có như vậy. Và theo Tom Corley, Làm việc
theo đam mê có lẽ chính là cách nhanh nhất để trở thành những triệu phú hay tỷ
phú. Nhưng Corley cũng đồng thời cho rằng đây cũng là cách khó làm giàu nhất.
Những ví dụ điển hình chứng minh cho nhận định này của Corley có thể kể tới các
tỷ phú giàu nhất thế giới như: Bill Gates, Elon Musk hay nhà sáng lập quá cố của
Apple Steve Jobs …
Theo Corley, Một người trong nhóm này từng chia sẻ với ông: "Những lúc tồi tệ nhất, nó như thể bạn bước chân vào địa ngục vậy, đầy những rào cản, thất bại, sai lầm, sự từ chối và khó khăn tài chính".
Điều gì khiến con đường này
khó khăn đến vậy?
Để làm giàu từ đam mê, bạn cần sức
chịu đựng khổng lồ cả về tâm lý và sức lực. Dưới đây là các nguyên do:
- Thời gian làm việc dài: Những
người trong nghiên cứu của Corley làm việc 65-67 giờ mỗi tuần để đạt được ước
mơ. Nghỉ cuối tuần và du lịch gần như không tồn tại. Việc này dĩ nhiên ảnh hưởng
đến tất cả mối quan hệ của họ. Gia đình và bạn bè là nhóm chịu thiệt thòi nhất.
- Cuộc sống áp lực: Cho đến khi
giấc mơ thành hiện thực, bạn có thể gặp khó khăn tài chính, đặc biệt nếu không
có gia đình hỗ trợ. Trong thời gian đầu, kiếm thu nhập ổn định là điều gần như
không thể. Một số người trong nghiên cứu của Corley còn phải dùng đến tiền tiết
kiệm.
- Rủi ro cao: về bản chất, nhóm
đam mê là những người liều lĩnh. Họ sẵn sàng đặt cược mọi thứ mình có, từ nhà cửa,
xe hơi đến tiền tiết kiệm, dù chẳng có gì đảm bảo thành công. Trên thực tế, hơn
nửa số người nhóm này nói với Corley rằng họ đã thất bại nhiều lần rồi. Mà thất
bại thường dẫn đến phá sản. Hãy nhìn ông chủ của hãng xe điện Tesla chính là một
ví dụ điển hình.
- Mất động lực: Vì nhóm này là những
người có mục tiêu cực kỳ tham vọng, thậm chí gần như bất khả thi, họ thường
xuyên bị người khác khuyên dừng lại. Họ cũng thường xuyên phải nghe từ
"không". Một số nói với Corley rằng họ đã nhiều lần nghĩ đến việc bỏ
cuộc.
Thành công từ đam mê cũng cần
tới may mắn !
“Khi thực hiện bằng tất cả trái tim mình, bạn sẽ biết khi nào tìm được điều mình thực sự đam mê. Và giống như mọi mối quan hệ trong cuộc sống, nó sẽ ngày càng tốt đẹp hơn theo thời gian. Vậy nên bạn hãy tiếp tục, đừng bao giờ dừng lại... Hãy cứ khát khao, hãy cứ dại khờ.” Đây là điều mà Steve Jobs đã nói trong bài phát biểu nổi tiếng của ông tại trường Đại học Stanford năm 2005. Nhưng cũng chính ông là người nói rằng “cách duy nhất để làm một công việc vĩ đại là yêu những gì bạn làm”.
Những người thành công thường rất
biết cách dùng những câu nói sắc bén, truyền cảm hứng cho chúng ta. Nhưng cũng
giống như việc “đọc sách đi, nhưng đừng tin quá”, những câu chuyện truyền cảm hứng
dù có thật cũng chỉ là nguồn động lực.
Theo Malcolm, tác giả của cuốn
sách Những kẻ xuất chúng, những người thành công trông có vẻ tự thân làm lụng mọi
thứ. Nhưng trên thực tế, họ luôn vẫn là người có được những lợi thế ẩn giấu và
cơ may phi thường. Những lợi thế ẩn giấu này có thể đến từ:
Thời điểm và nơi chốn họ ra đời
Công việc mà cha mẹ họ làm để kiếm
sống
Truyền thống gia đình, chủng tộc,
dân tộc
Bối cảnh kinh tế-xã hội trong quá
trình họ trưởng thành
Những yếu tố may mắn này cho phép
họ học hành, làm việc chăm chỉ và nhìn nhận thế giới bằng cách thức mà người
khác không thể.
Trong trường hợp của Steve Jobs
và Bill Gates, cả hai đều sinh ra vào năm 1955 và sinh sống trong môi trường
cho phép họ tiếp xúc với điện tử từ rất sớm. Khi họ 20 tuổi thì thị trường máy
tính cá nhân cũng bắt đầu phát triển. Cùng với nhiệt huyết của tuổi trẻ, khả
năng, tính cách của bản thân và những yếu tố ngẫu nhiên khác như những người cộng
sự họ gặp được, niềm đam mê của họ mới có cơ hội tạo nên kỳ tích.
Tuy nhiên, cả quãng đời dài mấy
chục năm của họ và nhiều danh nhân khác vẫn thường được gói gọn lại bằng một cuốn
sách vài trăm trang, hoặc được chúng ta nhớ đến chỉ qua vài ba câu nói.
Người giàu có theo đuổi đam mê và
thành công, nhưng không có nghĩa tất cả chúng ta đều thế. Thành công đến theo
cách riêng của mỗi người. Khi bạn thành công, giàu có và nổi tiếng thì công thức
của bạn được nhiều người biết đến hơn.
Những nhân tố có thể tạo
nên sự giàu có và thành công ngoài đam mê?
Nếu như bạn đang không muốn theo
đuổi đam mê, hay vẫn chưa nhận ra đam mê của mình thì cũng không phải quá bận
lòng, vì "đam mê có khi là không đủ!".
Nếu bạn là người ngại mạo hiểm,
cách này có thể không phù hợp. Nhưng nếu sở hữu những tính cách và thói quen dưới
đây, bạn vẫn có thể thành công.
- Không thích làm việc cho người
khác: Người theo đuổi đam mê thích làm việc cho chính mình hơn là cho sếp. Họ
ghét bị ra lệnh và muốn làm mọi thứ theo cách của mình.
- Hướng đến mục tiêu: Bạn luôn đặt
mục tiêu trong ngày, tháng, năm và mục tiêu dài hạn. Với họ, định nghĩa của mục
tiêu là "Thứ tôi cần đạt được" thay vì "Thứ tôi có thể đạt được".
- Luôn cải thiện bản thân mỗi
ngày: Bạn có luôn nỗ lực để trở nên khỏe mạnh hơn, thông minh hơn, nhanh hơn và
tốt hơn đối thủ không? Dù bận rộn đến mấy, nhóm này luôn dành ít nhất 30 phút mỗi
ngày để làm những việc như đọc sách, tập thể dục, tham gia hội thảo, các lớp học
và mở rộng các mối quan hệ.
- Có lối sống khiêm tốn: Nhóm này
không chi tiền cho những thứ không cần thiết. Ở thời gian đầu của sự nghiệp, bạn
sẽ hiếm khi thấy họ ăn hàng sang chảnh hay đi xe hơi đắt tiền.
- Hoàn thành công việc mỗi ngày:
Họ luôn trong tâm thế "phải làm ngay" mỗi khi bắt đầu công việc. Những
người trong nhóm này hoàn thành ít nhất 70% - 80% công việc trong danh sách mỗi
ngày. Việc này không hề dễ dàng với đại đa số chúng ta.
- Không suy sụp vì thất bại: Dù
biết tầm quan trọng của việc rút ra bài học sau thất bại, bạn có xu hướng tập
trung nhiều hơn vào thành công. Những người nhóm này luôn giữ "danh sách
chiến thắng", ghi lại những thứ ấn tượng họ đạt được. Khi đối mặt với thử
thách, họ xem lại danh sách này để vực dậy tinh thần
Nhóm này rất kiên trì vì họ tin rằng
mình sẽ thành công. Họ sẵn sàng hy sinh nhiều thứ để làm được điều đó. Vì thế,
nếu gặp một triệu phú tự thân, đừng ghen tị vì họ giàu. Hãy ghen tị vì nỗ lực
không mệt mỏi của họ.
Không thể phủ nhận được rằng được
làm việc đúng với sở thích của mình là một điều tuyệt vời. Nhưng nếu chúng ta
còn lấn cấn về chuyện tiền bạc thì cứ đâm đầu theo đuổi đam mê không hẳn là một
phương án sáng suốt. Đam mê để giàu có là một sự kết hợp phức tạp giữa tâm hồn
kinh doanh và sáng tạo. Việc nó được kết hợp thế nào để tạo nên thành công luôn
là công thức riêng của mỗi người. Vì vậy hãy cố gắng tạo ra một công thức riêng
thay vì chạy theo đam mê.