Chúng ta đều
biết một giấc ngủ ngon có thể tạo cảm giác sảng khoái và tràn đầy năng lượng. Tuy
nhiên, một nghiên cứu mới cho thấy giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc
hình thành cảm xúc và quan điểm sống, đồng thời có thể giúp mang lại lòng biết
ơn, khả năng phục hồi cũng như sự hưng phấn tổng thể.
Giấc ngủ,
hạnh phúc và lòng biết ơn
Một giấc
ngủ ngon có thể khiến chúng ta cảm thấy sảng khoái và tràn đầy năng lượng,
nhưng nghiên cứu đi sâu hơn cho thấy giấc ngủ làm được nhiều điều hơn thế.
Nghiên cứu
do TS Michael Scullin về tâm lý học và khoa học thần kinh tại Đại học Baylor của
Mỹ dẫn đầu, với sự tham gia của 90 người trưởng thành được phân ngẫu nhiên vào
các lịch trình ngủ khác nhau.
Một số người
được hướng dẫn đi ngủ sớm hơn bình thường, tăng thời gian ngủ trung bình thêm
46 phút mỗi đêm, trong khi những người khác được yêu cầu ngủ muộn hơn, khiến giấc
ngủ hàng đêm giảm 37 phút.
Nhóm thứ 3
duy trì kiểu ngủ bình thường của họ. Kết quả thật ấn tượng. Những người ngủ
thêm thời gian đã trải qua những cải thiện đáng kể về cảm giác biết ơn, khả
năng phục hồi và hưng phấn. Họ cũng có nhiều khả năng bày tỏ lòng biết ơn hơn,
viết nhật ký biết ơn nhiều gấp đôi so với những người bị hạn chế ngủ.
Vậy giấc
ngủ có tác dụng kỳ diệu như thế nào đối với hạnh phúc của chúng ta? Trong khi
các cơ chế chính xác vẫn đang được khám phá, nhóm nghiên cứu tin rằng giấc ngủ
đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh cảm xúc và sức khỏe tinh thần
của con người.
Trong khi
ngủ, não xử lý các sự kiện trong ngày, củng cố ký ức và cảm xúc. Quá trình này
giúp chúng ta hiểu được những trải nghiệm của mình và phát triển các cơ chế đối
phó với căng thẳng và thách thức.
Giấc ngủ
cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các hormone như cortisol
(hormone gây căng thẳng) và serotonin (hormone giúp cảm thấy dễ chịu), có thể
tác động đáng kể đến tâm trạng và cảm xúc.
TS Scullin
giải thích, người ta nhận thấy mất ngủ làm trầm trọng thêm các triệu chứng sức
khỏe tâm thần. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu thực nghiệm nào kiểm tra xem liệu
việc tăng cường giấc ngủ có cải thiện các khía cạnh tích cực của cuộc sống như
cảm giác có mục tiêu, hy vọng và lòng biết ơn hay không.
Nghiên cứu
này đã trả lời được thắc mắc trên, cung cấp bằng chứng thuyết phục rằng giấc ngủ
không chỉ ngăn chặn những cảm xúc tiêu cực mà còn thúc đẩy những cảm xúc tích cực.
Tăng khả
năng phục hồi nhờ giấc ngủ
Ý nghĩa của
những phát hiện này vượt xa sức khỏe cá nhân. Lòng biết ơn và khả năng phục hồi
không chỉ cần thiết cho hạnh phúc cá nhân mà còn để xây dựng cộng đồng vững mạnh
hơn và một xã hội nhân ái hơn.
Lòng biết
ơn, cảm giác trân trọng những điều tốt đẹp trong cuộc sống, có liên quan đến
nhiều lợi ích, gồm cải thiện các mối quan hệ, gia tăng hạnh phúc và thậm chí là
sức khỏe thể chất tốt hơn. Khả năng phục hồi, khả năng đứng dậy sau nghịch cảnh,
là yếu tố quan trọng để vượt qua những thử thách trong cuộc sống và duy trì
quan điểm tích cực.
TS Scullin
cho biết, tăng giấc ngủ một cách hợp lý sẽ làm tăng lòng biết ơn, khả năng phục
hồi và cảm giác thăng hoa trong cuộc sống của con người. Hành động đơn giản ưu
tiên giấc ngủ này có thể có tác động lan tỏa, thúc đẩy một xã hội biết ơn hơn,
kiên cường hơn và cuối cùng là hạnh phúc hơn.
Những phát
hiện của nghiên cứu khiến chúng ta suy nghĩ lại về mối quan hệ của chính mình với
giấc ngủ. Nó không chỉ giúp tránh mệt mỏi hay ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe, mà
còn giúp đạt được một mức độ hạnh phúc hoàn toàn mới.
Viện Y học
Giấc ngủ và Hiệp hội Nghiên cứu Giấc ngủ Mỹ khuyến nghị người lớn nên ngủ ít nhất
7 giờ mỗi đêm. Mặc dù điều này có vẻ như khá xa xỉ trong nhịp độ cuộc sống
nhanh của chúng ta, nhưng lợi ích của việc ưu tiên giấc ngủ là không thể phủ nhận.
Nếu bạn
đang muốn nâng cao hạnh phúc, khả năng phục hồi và lòng biết ơn của mình, hãy bắt
đầu bằng cách thực hiện những thay đổi nhỏ trong thói quen ngủ của bạn.
Đi ngủ sớm
hơn một chút, tạo thói quen thư giãn trước khi đi ngủ và tránh sử dụng màn hình
trước khi ngủ. Những bước đơn giản này có thể dẫn đến những cải thiện đáng kể về
sức khỏe tổng thể của bạn.
Vì vậy, lần
tới mỗi khi bạn muốn thức khuya, hãy nhớ những phút ngủ thêm có thể là chìa
khóa cho một cuộc sống hạnh phúc hơn, trọn vẹn hơn. Đã đến lúc chúng ta cần ngủ
sớm hơn và thức dậy với một ngày mai tươi sáng hơn.
Trong thế
giới ngày nay, giấc ngủ của con người thường rất ngắn ngủi. Chúng ta bật đèn
lúc nửa đêm, hy sinh giấc ngủ để làm việc và tự nhủ sẽ nghỉ ngơi sau. Tuy
nhiên, nghiên cứu mới hấp dẫn đã tiết lộ mối liên hệ đáng ngạc nhiên giữa giấc
ngủ và một số khía cạnh được mong đợi nhất trong trải nghiệm của con người, đó
là: Lòng biết ơn, khả năng phục hồi và sự hưng phấn tổng thể. Nghiên cứu được
trình bày tại cuộc họp thường niên SLEEP 2024 tại Texas (Mỹ).
GDTĐ