Tổ
chức Lao động quốc tế và Ngân hàng Thế giới cho rằng, Việt Nam nên mở rộng diện
bao phủ và tăng mức trợ cấp thất nghiệp, bổ sung các cơ chế hiệu quả nhằm hạn
chế việc rút bảo hiểm xã hội 1 lần.
Người
trẻ ít nghĩ về lương hưu tuổi già
Tổ
chức Lao động quốc tế (ILO) và Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố báo cáo Rút
bảo hiểm xã hội một lần ở Việt Nam: Xu hướng, thách thức và khuyến nghị, cho thấy
việc nhận bảo hiểm xã hội một lần ở nước ta hầu hết được thực hiện trước khi
nghỉ hưu.
Báo
cáo cho thấy, hầu hết các khoản chi trả trợ cấp một lần do ngừng đóng là của
người lao động trong khu vực tư nhân. Trong khu vực công ít phổ biến, do việc
làm ổn định hơn.
Hầu
hết những người chọn nhận bảo hiểm xã hội một lần đều ở độ tuổi từ 20 đến 39. Bởi
những người trẻ thường ít nghĩ về nhu cầu lương hưu ở tuổi già.
Báo
cáo đánh giá, việc người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần liên quan chặt chẽ
tới mức độ bấp bênh về thu nhập. Hai vấn đề đặc biệt trong cuộc sống dẫn đến việc
nhận bảo hiểm xã hội một lần là: Mất việc làm và sinh con.
Người lao động rút bảo hiểm xã hội 1 lần đa phần do
mất việc và sinh con.
Người
lao động ở Việt Nam sử dụng các khoản chi trả bảo hiểm xã hội một lần để thay
thế các tính năng mà hệ thống bảo hiểm xã hội không có hoặc không đủ mạnh.
Ở
Việt Nam, phần lớn các trường hợp rút bảo hiểm xã hội một lần là để đối phó với
tình trạng thiếu hụt thu nhập ngắn hạn, kết hợp với những suy nghĩ ngắn hạn cố
hữu của người lao động, dẫn đến một số lượng lớn người lao động hàng năm rút khỏi
bảo hiểm xã hội khi ngừng việc.
Chính
sách cần hoàn thiện hơn
Báo
cáo cho rằng, xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội hấp dẫn hơn đối với người lao động
bằng cách tăng cường các chế độ trợ cấp ngắn hạn nên là một ưu tiên.
Có
hai chính sách chế độ bảo hiểm xã hội ngắn hạn phù hợp để đáp ứng một số nhu cầu
mà người lao động hay sử dụng tiền bảo hiểm xã hội một lần, đó là đưa vào chế độ
trợ cấp trẻ em/gia đình, tăng và mở rộng trợ cấp thất nghiệp.
Loại
trợ cấp đầu tiên là đưa chế độ trợ cấp trẻ em đa tầng vào hệ thống an sinh xã hội
hiện có. Việc thêm vào chế độ trợ cấp như vậy sẽ mang lại hỗ trợ thu nhập ngay
lập tức cho hàng triệu gia đình đã có con ở độ tuổi đủ điều kiện. Do đó, khuyến
khích những người lao động trẻ tiếp tục ở lại hệ thống và cũng tham gia đóng
góp các chế độ này.
Chế
độ bảo hiểm xã hội thứ hai có thể giúp người lao động giảm nhu cầu rút bảo hiểm
xã hội một lần đó là trợ cấp thất nghiệp. Bởi lẽ, khi không có hoặc không có đủ
trợ cấp thất nghiệp, người lao động buộc phải tìm các nguồn thay thế để cân bằng
thu nhập và chi tiêu của họ. Người lao động sẽ sử dụng hết tiền tiết kiệm, chuyển
sang làm việc phi chính thức và rút bảo hiểm xã hội một lần.
Xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội trở nên hấp dẫn
hơn đối với người lao động
Báo
cáo cho rằng, mở rộng diện bao phủ và tăng mức trợ cấp thất nghiệp ở Việt Nam
có thể là một chính sách quan trọng nhằm giảm bớt động cơ rút bảo hiểm xã hội một
lần của người lao động. Việc làm này sẽ cho phép người lao động giữ các quyền
và lợi ích của họ đối với lương hưu và bảo đảm thu nhập tuổi già.
Tuy
nhiên, chính sách thụ động này của bảo hiểm thất nghiệp (trợ cấp thất nghiệp) cần
được bổ sung bằng các cơ chế, chính sách kích hoạt mạnh mẽ và hiệu quả hơn. Việc
tiếp cận tốt hơn với đào tạo nghề, dịch vụ giới thiệu việc làm và tín dụng có
thể giúp người lao động tìm được công việc mới phù hợp với năng lực của họ
nhanh hơn. Do đó, giảm nhu cầu rút tiền trợ cấp một lần để đảm bảo thu nhập.
Giải
pháp khác là cần tiếp tục thảo luận các phương án để từ từ và giảm dần khả năng
tiếp cận các khoản chi trả bảo hiểm một lần của người lao động. Tuy nhiên, chìa
khóa ở đây là việc lựa chọn tiếp cận dần dần những thay đổi đó, thay vì thay đổi
một cách đột ngột.
BLĐ