Chính sách “Zero Covid” của Trung Quốc đang làm tê liệt các hoạt động kinh
doanh của châu Âu tại đất nước này, một nhà vận động hành lang kinh doanh lớn
cho biết, sự hiện diện của các công ty “không còn được xem là điều hiển nhiên”.
Báo cáo của Phòng Thương mại EU tại Trung Quốc đánh dấu tuyên bố mới nhất của
cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài rằng việc kiềm chế virus của Bắc Kinh đang
gây hại cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và cô lập nền kinh tế này trên trường
quốc tế.
Bất chấp việc đóng cửa doanh nghiệp và chuỗi cung ứng toàn cầu gặp thách thức
nghiêm trọng, nhưng phía Trung Quốc không đưa ra thời gian được nới lỏng các
quy tắc “nói không với Covid-19”.
Phòng thương mại EU tại Trung Quốc - một nhóm gồm hơn 1.800 công ty Châu Âu
tại Trung Quốc, cho biết trong một báo cáo quan điểm rằng “ Zero Covid ” và “sự
mơ hồ” của chính sách đã có “tác động tiêu cực” đến 75% hoạt động từ các thành
viên.
Điều này đã khiến gần 1/4 các công ty xem xét chuyển các khoản đầu tư hiện
tại hoặc kế hoạch rời khỏi thị trường Trung Quốc, tỷ lệ phần trăm cao nhất
trong một thập kỷ qua.
Bất chấp tiềm năng tăng trưởng đáng kể của Trung Quốc, “mức độ tham gia của
các công ty châu Âu không còn được coi là điều hiển nhiên nữa,” Phòng thương mại
EU tại Trung Quốc cho biết.
Vào tháng 6, Trung Quốc cho giảm thời gian kiểm dịch bắt buộc đối với du
khách nội địa từ 21 xuống 10 ngày, nhưng tình trạng thiếu chuyến bay và giá vé
cao ngất ngưởng vẫn là một trở ngại lớn cho việc đi lại.
Báo cáo cho biết, gần như đóng cửa hoàn toàn các biên giới của đất nước kể
từ năm 2020 khiến đẩy nhanh một cuộc “di cư” của các công dân châu Âu đến làm
việc ở Trung Quốc.
Nếu Bắc Kinh tiếp tục kiên trì với chính sách này, “môi trường kinh doanh sẽ
tiếp tục trở nên thách thức hơn,” Phòng thương mại EU tại Trung Quốc nói thêm.
Trong lời mở đầu của báo cáo, chủ tịch Phòng thương mại EU tại Trung Quốc,
Joerg Wuttke chia sẻ rằng "phần còn
lại của thế giới, phần lớn đã phục hồi mức độ 'bình thường' trước đại dịch,
nhưng Trung Quốc vẫn miễn cưỡng mở cửa."
Ông nói thêm: “Các công ty châu Âu cần
Trung Quốc phát huy hết tiềm năng kinh tế to lớn của mình”.
TWT