Bộ Tài chính Mỹ mới đây đã công bố hướng dẫn sơ bộ về các khoản giảm
thuế mới đối với ô tô điện được sản xuất và lắp tại khu vực Bắc Mỹ - một trong
những chính sách nhằm khuyến khích và khiến các nhà sản xuất ô tô đến từ châu Á
và châu Âu sẽ buộc phải tăng sản lượng tại Mỹ hoặc sẽ đối mặt với
nhiều bất lợi dành cho người mua ô tô.
Chính sách được bắt đầu từ năm nay khi cung cấp các khoản tín dụng
thuế lên tới 7.500 đô la cho những người mua xe điện mới hoặc xe hybrid điện được
sản xuất và lắp ráp ở Bắc Mỹ.
Các chính phủ Nhật Bản, Hàn Quốc và châu Âu cho rằng điều này sẽ
mang lại cho các nhà sản xuất ô tô Mỹ một lợi thế không công bằng. Tổng thống
Pháp Emmanuel Macron đã cảnh báo rằng luật tạo ra sự giảm thuế - cụ thể là Đạo
luật giảm lạm phát của Hoa Kỳ được thông qua vào năm ngoái, có nguy cơ khiến “phương
Tây bị phân mảnh”.
Chính quyền Toong thống Joe Biden đặt mục tiêu thu hút đầu tư liên
quan đến xe điện để cạnh tranh với Trung Quốc, quốc gia hiện đang có những bước
tiến nhanh chóng trong lĩnh vực sản xuất xe điện và pin xe điện.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen từng nhấn mạnh trong một tuyên
bố: “Đạo luật giảm lạm phát là một đạo luật mới có một không hai nhằm giảm
chi phí cho người tiêu dùng Mỹ, xây dựng cơ sở công nghiệp vững mạnh của Mỹ và
củng cố chuỗi cung ứng”.
Tổng thống Joe Biden đã bày tỏ sự cởi mở trong việc thay đổi chi
tiết của các ưu đãi, nhưng các hướng dẫn được đề xuất của Bộ Tài chính đã loại
bỏ các phương tiện nhập khẩu. Các nhà lập pháp Mỹ tập trung vào việc thúc đẩy sản
xuất trong nước đã phản đối ý tưởng mở rộng tín dụng và cho rằng điều đó sẽ dẫn
đến những thay đổi lớn hơn.
Theo kế hoạch Bộ Tài chính Mỹ sẽ công bố danh sách các phương tiện
đủ điều kiện giảm thuế vào giữa tháng 4 này.
Các nguyên tắc được đề xuất được xem là ít nghiêm ngặt hơn đối với
các khoáng chất quan trọng được sử dụng trong sản xuất pin xe điện, mở rộng hạn
ngạch nội dung bao gồm các quốc gia mà Mỹ có hiệp định thương mại tự do và cụ
thể sẽ có Nhật Bản và Hàn Quốc. Nhưng yêu cầu tương tự đối với các bộ phận của
pin chỉ tính các bộ phận được sản xuất hoặc lắp ráp ở Bắc Mỹ.
Mặc dù Toyota Motor và các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản khác đang đặt
nền móng để sản xuất xe điện ở Mỹ, nhưng họ đã chậm phát triển các mẫu xe điện
và sẽ cần phải bắt kịp để duy trì thị phần tại Mỹ.
6 nhà sản xuất ô tô Nhật Bản hiện nắm giữ tổng cộng hơn 30% thị phần
tại Mỹ vào năm ngoái, theo báo cáo của công ty nghiên cứu MarkLines. Trong đó Toyota
có 15% , Honda nắm giữ 7%.
Tuy nhiên, các nhà sản xuất Nhật Bản đã tung ra một số mẫu xe điện,
đặc biệt là Nissan Motor's Leaf. Các hoạt động tại Mỹ của hãng này tập trung
vào ô tô chạy bằng xăng và xe hybrid như Toyota Prius, hầu như không có nhà máy
hoặc mạng lưới phân phối điện nào.
Nhà máy Marysville của Honda Motor
ở Ohio sẽ trang bị lại và đầu tư thêm để có thể sản xuất xe điện. (nguồn: Honda)
Các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đã tranh nhau bắt đầu sản xuất xe
điện trên đất Mỹ kể từ khi Đạo luật giảm lạm phát được ban hành vào tháng 8 năm
ngoái.
Toyota sẽ bắt đầu lắp ráp xe chạy hoàn toàn bằng điện tại một nhà
máy ở bang Kentucky bên cạnh xe chạy xăng. Nhà sản xuất ô tô này đặt mục tiêu sản
xuất khoảng 10.000 xe SUV chạy điện mỗi tháng vào năm 2025 và nâng sản lượng
hàng năm lên khoảng 200.000 xe ngay sau năm 2026. Xe điện dự kiến sẽ chiếm
khoảng gần 20% sản lượng của Toyota tại Mỹ.
Honda sẽ trang bị lại nhà máy chính của Hãng ở bang Ohio để sản xuất
xe điện để bán vào năm 2026. Honda cũng đang đầu tư vào sản xuất xe điện tại một
nhà máy lắp ráp riêng ở Ohio, cũng như trong một nhà máy động cơ sẽ sản xuất vỏ
cho pin xe điện.
Bắt đầu từ năm 2026, Nissan sẽ bắt đầu sản xuất bốn mẫu xe điện mới
ở Mississippi để bán dưới các thương hiệu Nissan và Infiniti.
Việc tiếp cận các nguyên liệu thành phần quan trọng dùng trong sản
xuất xe điện là một lĩnh vực mà các nhà sản xuất Nhật Bản có thể cạnh tranh
trên một sân chơi bình đẳng.
Ông Akio Toyoda chủ tịch sắp mãn nhiệm của Toyota và hiện là chủ tịch
Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản cho biết: “Chúng tôi hoan nghênh việc
duy trì và củng cố mối quan hệ hợp tác giữa Nhật Bản và Mỹ để đảm bảo chuỗi
cung ứng cho các khoáng sản quan trọng”.
Theo Nikkei