Chanel đã tăng giá một
số túi xách, phụ kiện và quần áo may sẵn theo mùa vào đầu tháng này ở châu Á và
châu Âu, bao gồm 5% ở Hàn Quốc - nơi giá vừa được tăng lần thứ năm trong chín
tháng, theo Chanel Korea.
Song song với việc
sàng lọc người mua số lượng lớn, Chanel cho biết họ đã triển khai một "hệ
thống quản lý hàng đợi": Khách hàng được yêu cầu cung cấp số liên lạc và
lý do ghé thăm cửa hàng để họ có thể được thông báo qua tin nhắn văn bản khi họ
có thể vào cửa hàng.
Công ty thời trang và
xa xỉ của Pháp nói với Reuters rằng họ thấy lưu lượng truy cập vào các cửa hàng
của mình ở Hàn Quốc giảm mạnh kể từ khi bắt đầu sàng lọc những khách hàng mà họ
tin rằng có thể đang tích trữ hoàn toàn để chuyển sang các cửa hàng khác trên
thị trường bán lại.
Chanel nói với Reuters
trong một tuyên bố: "Chúng tôi có thể
xác định họ (người mua số lượng lớn) sau khi phân tích mô hình mua của họ. Kể từ
khi chính sách này được thực hiện, lưu lượng truy cập vào các cửa hàng của
chúng tôi đã giảm 30%". Công ty không tiết lộ chính xác cách họ coi những
khách hàng đó là người mua số lượng lớn tiềm năng và doanh nghiệp tư nhân không
tiết lộ số lượng bán hàng theo quốc gia.
Chiến lược của Chanel,
được thực hiện từ tháng 7 năm ngoái, được đưa ra khi nhu cầu toàn cầu đối với
hàng xa xỉ đang tăng lên sau đợt đại dịch Covid-19 tồi tệ nhất. Theo
Euromonitor , Hàn Quốc là thị trường hàng xa xỉ lớn thứ bảy thế giới và công ty
nghiên cứu ước tính đây là một bảy thị trường hàng đầu theo doanh thu – đứng thứ
2 ở châu Á, xếp sau thị trường Trung Quốc - chứng kiến doanh số bán hàng năm
ngoái tăng so với mức năm 2019.
Tuy nhiên, nguồn cung
tại các thương hiệu như Chanel được kiểm soát chặt chẽ, duy trì tính độc quyền
và tăng sức hấp dẫn mà không có lựa chọn mua sắm trực tuyến nào ngoài mỹ phẩm,
nước hoa và một số phụ kiện nhỏ. Đặc biệt, tại trung tâm thành phố Seoul, khách
hàng phải xếp hàng dài trước các chi nhánh của Chanel và một số nản chí từ bỏ
việc phải trông chờ để vào cửa hàng mua một chiếc túi xa xỉ.
"Quá khó để mua một chiếc, với khoảng 300
người thường trong danh sách chờ và đến lượt tôi, không còn sản phẩm nào. Điều
này thực sự khiến tôi nản lòng và tôi không muốn trở thành tâm điểm của việc
này”.
Phản ánh nhu cầu nóng
trên thị trường bán lại, vào tháng 1 trên KREAM, một nền tảng cung cấp mọi thứ
từ giày thể thao đến đồ công nghệ và hàng xa xỉ là một chi nhánh của tập đoàn
công nghệ khổng lồ Naver, một chiếc túi có nắp size trung cổ điển của Chanel đã
được bán với giá 13,5 triệu won (11.031 USD) - cao hơn 20% so với giá bán lẻ
tiêu chuẩn của chiếc túi.
KREAM nói rằng, giao dịch
hàng tháng của nền tảng đã vượt quá 100 tỷ won vào tháng 12 và cho biết thị trường
bán lại của Hàn Quốc trị giá hơn 1 nghìn tỷ won – tương đương 820 triệu đô la.
Bên cạnh đó, một số
khác đang thuê "người xếp hàng" với mức phí lên tới 125 USD một ngày
để thay mặt họ xếp hàng hoặc vào cửa hàng.
Một khách hàng nói rằng,
anh ta đang bán lại các giao dịch mua của mình với lợi nhuận thường là hơn 20%
- và điều đó có thể có lợi hơn nhiều khi lượng hàng tồn kho thấp.
Anh ta cho biết, gần
đây đã bán một chiếc túi đựng nắp gập của Chanel trên ứng dụng chợ đồ cũ Karrot
với giá gần 1 triệu won, cao hơn 40% so với giá bán lẻ của chiếc túi sau 5 phút khi được rao bán.
Tổng hợp: TP