Tình
trạng thiếu hụt carbon dioxide (CO₂) đang khiến các nhà sản xuất đồ uống của Đức
cắt giảm sản lượng và đối mặt nguy cơ đóng cửa, một dấu hiệu cho thấy cuộc khủng
hoảng năng lượng của Châu Âu đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng tác động mạnh mẽ tới
nền kinh tế tại lục địa già.
Holger
Eichele, người đứng đầu hiệp hội các nhà sản xuất bia của Đức, chia sẻ với
Financial Times: “Ngày càng nhiều công ty
trong ngành đồ uống phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu sẵn có của CO₂ đang phải cắt
giảm đáng kể sản lượng hoặc tạm ngừng sản xuất, Đối với nhiều công ty việc thiếu
nguồn cung này đang gây ra các hậu quả đáng kể.”
CO₂ là một nguyên liệu thô
quan trọng đối với các công ty nước giải khát vì loại nguyên liệu này được sử dụng
để thêm vào đồ uống có ga và để làm đầy/rỗng các chai bia, thùng và thùng chứa
mà không tạo bọt hoặc làm ảnh hưởng tới mùi vị của sản phẩm khi tiếp xúc với
không khí.
Tình
trạng thiếu CO₂ - một sản phẩm phụ của quá trình sản xuất amoniac - đã trở nên
tồi tệ hơn trong nhiều tháng qua do giá khí đốt tăng kỷ lục khiến ngành phân
bón giảm sản lượng.
Và
hiện đã trở nên trầm trọng hơn ở Đức khi nhà sản xuất amoniac và urê lớn nhất của
quốc gia này - SKW Piesteritz - đã phải tạm dừng sản xuất 2 tuần trước để phản ứng
với mức thuế mới từ chính phủ, dự kiến có thể sẽ đẩy giá khí đốt lên cao hơn nữa.
Điều
đó khiến các nhà cung cấp CO₂ cho ngành thực phẩm và đồ uống phải tuyên bố điều
kiện “bất khả kháng” vì các Hãng sẽ
không giao được đơn hàng thường xuyên, khiến nhiều nhà sản xuất đồ uống phải chạy
đua tìm nguồn cung thay thế.
Theo Holger Eichele cho biết chỉ có khoảng từ 30 - 40% nguồn cung cấp CO₂ thông thường có sẵn trên thị trường Đức và những nguồn cung này thường có giá rất cao. Giá CO₂ đã tăng vọt lên gần 3.500 Euro/ tấn từ mức 100 Euro / tấn chỉ trong vòng 1 năm trước đó.
Chủ tịch hiệp hội các nhà sản xuất bia của Đức Holger Eichele chia sẻ thêm: “Chúng tôi nhận được nhiều lời kêu cứu từ ngành công nghiệp này mỗi ngày, và các đề xuất thúc giục chính phủ sớm thực hiện các biện pháp ngắn hạn để đảm bảo nguồn cung cấp carbon dioxide ưu đãi cho sản xuất thực phẩm và đồ uống cho cơ sở hạ tầng quan trọng của ngành công nghiệp thực phẩm ”.
Hiệp
hội các nhà sản xuất bia của Đức, cùng với các cơ quan thương mại đại diện cho
các nhà sản xuất nước trái cây, nước khoáng và đồ uống bán buôn, đã công bố một
tuyên bố chung vào thứ 6 vừa qua, cảnh báo rằng “nếu không có sự can thiệp nhanh chóng của chính phủ và không có viện trợ
hiệu quả, hàng trăm công ty và hàng nghìn nhân viên sẽ mất việc trong ngành đồ
uống của Đức ”.
Theo
Eichele cho biết, tình trạng thiếu CO₂ ảnh hưởng nặng nề nhất đến các nhà máy
bia nhỏ hơn, vì các nhà máy lớn thường thu giữ lượng khí dư thừa được tạo ra
trong quá trình sản xuất bia và tái sử dụng chúng.
Theo
các nhà sản xuất không chỉ nguyên liệu trực tiếp cho ngành sản xuất đồ uống mà
cả những nguyên liệu gián tiếp ảnh hưởng tới ngành vận tải – yếu tố tác động mạnh đến việc
gia tăng các chi phí logistics của doanh nghiệp cũng bị đội nên một cách nhanh
chóng.
Cơ
quan quản lý thương mại Đức cũng cảnh báo việc rằng việc đóng cửa nhà máy
Piesteritz đã ảnh hưởng đến các nhà sản xuất theo những cách khác nhau, chẳng hạn
gây ra sự thiếu hụt AdBlue, một thành phần quan trọng cho nhiên liệu diesel,
khiến giá của loại nhiên liệu này tăng cao và đẩy chi phí cho các nhà khai thác
vận tải đường bộ, khiến các công ty trong ngành này hủy bỏ vô số các đơn hàng
không có lãi và tạm thời dừng hoạt động một số đội xe.
Giá
khí đốt bán buôn ở châu Âu đã giảm 44% so với mức cao kỷ lục vào tháng trước
nhưng vẫn ở mức 190 Euro / MWh, vẫn cao hơn gần 6 lần so với một năm trước.
Đây
là nguyên nhân chính, đã khiến một số nhà sản xuất sử dụng nhiều năng lượng phải
cắt giảm sản lượng hoặc thậm chí đóng cửa, khiến sản lượng công nghiệp của khu
vực đồng euro giảm 2,3% trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 7 - mức giảm
hàng tháng lớn nhất kể từ khi đại dịch xảy ra vào năm 2020.
Theo
FT