Các ông trùm trong
lĩnh vực đồ thể thao không phải là tập đoàn duy nhất bị gián đoạn sản xuất do
đóng cửa nhà máy trên diện rộng ở Việt Nam. Việc đóng cửa, được yêu cầu tuân thủ
các biện pháp bảo vệ sức khỏe sau khi bùng phát dịch Covid-19, cũng đang ảnh hưởng
đến những nhãn thời trang khác.
Vào tuần trước, tại buổi
công bố kết quả hàng quý của VF Corp, ban quản lý của tập đoàn Hoa Kỳ, chủ sở hữu
trong số những công ty khác của Vans , The North Face , Dickies và Timberland ,
đã báo cáo về tác động kinh doanh của những khó khăn trong sản xuất và vận chuyển
ở châu Á.
Giám đốc điều hành Steven Rendle của VF Corp cho biết: “Nút thắt cổ chai Covid-19 tại các quốc gia cung cấp chính như Việt Nam; đặc biệt là khu vực phía Nam Việt Nam, nơi chiếm khoảng 10% trong toàn bộ chuỗi cung ứng của VF Corp - đã dẫn đến sự chậm trễ đáng kể trong sản xuất, trong khi tổ chức hậu cần của chúng tôi tiếp tục đối mặt với những thách thức chưa từng có.
Thế nhưng, do tầm quan trọng và chiến lược đa dạng
hóa nguồn cung của VF Corp, công suất sản lượng tổng thể của chúng tôi vẫn ở vị
trí tốt hơn so với hầu hết các đối thủ cạnh tranh, với khoảng 85% công suất của
chúng tôi vẫn hoạt động trong suốt quý vừa qua.”
Giám đốc điều hành Steven Rendle của VF Corp cũng lưu ý, rằng Việt Nam vẫn là
thị trường tìm nguồn cung ứng hàng đầu của tập đoàn và tạo ra một phần tư sản
lượng sản xuất. Mặc dù tập đoàn có một số điểm xuất nhập khác nhau tại các cảng
châu Á, nhưng áp lực đối với dịch vụ hậu cần cũng đã được nhận thấy.
“Nhìn chung, sự chậm trễ của chuỗi cung ứng
diễn ra phổ biến, và trong một số trường hợp, chúng kéo dài tới 8 đến 10 tuần.
Bất chấp những sự chậm trễ này, tỷ lệ hủy chuyến vẫn thấp hơn mức trước đó, phản
ánh nhu cầu cao và lượng hàng tồn kho hạn chế trên các kênh phân phối, ”
Steven Rendle nói thêm.
Tuy nhiên, không phải tất cả các thương hiệu của VF Corp đều có được vận may tương tự. Trong khi tất cả đều bị ảnh hưởng và bị trì hoãn trong lịch trình của mình, thì Supreme lại bị ảnh hưởng nặng nề.
"Hầu như tất cả các thương hiệu của chúng
tôi đều gặp phải tình trạng như bộ sưu tập, kiểu dáng bị trì hoãn và trong một
số trường hợp, không đủ chủng loại kích thước, hạn chế khả năng đáp ứng đầy đủ
nhu cầu mạnh mẽ của khách hàng. Ví dụ, thương hiệu Supreme đã giảm khoảng 30%
hàng tồn kho”, Rendle cho biết
.
"Tuy có xu hướng thương mại điện tử
mạnh mẽ nhưng chúng tôi đang mất khối lượng do nguồn cung hạn chế. Supreme đã
phải chịu đựng một cách không cân xứng do sự gián đoạn chuỗi cung ứng. Đơn hàng
đặt gia công rất nhiề ở Việt Nam và do tính chất của dòng sản phẩm, nên không
chuyển tiếp hàng tồn kho. ” Thế nên, nếu bên giao hàng chậm đến, sẽ có những
lựa chọn hạn chế để trì hoãn việc đưa hàng lên kệ.
“Bên cạnh đó, tin tốt là xu hướng bán hàng trực
tuyến tiếp tục mạnh mẽ và chúng tôi đã thấy lượng hàng tồn kho giảm. Chúng tôi
đã nhận thấy sự quan tâm mạnh mẽ và liên tục và cơ hội rõ ràng để thương hiệu
tiếp tục phát triển. Nhưng tôi tin rằng, những gián đoạn chuỗi cung ứng này cho
chúng ta thấy lợi ích của việc tích hợp Supreme vào mô hình của mình giúp duy
trì dòng chảy sản phẩm tốt hơn,” Rendle nói.
Ban lãnh đạo cấp cao của VF Corp rất lạc quan về Supreme, đồng thời nhận ra rằng
môi trường kinh doanh chung đã hạn chế các cơ hội mở cửa hàng mới, đặc biệt là ở
châu Âu. Song, Supreme dự kiến sẽ tạo ra doanh thu khoảng 600 triệu đô la (517
triệu euro) trong năm tài chính 2021-22.
Bài: Phong
Nguồn: Fashion Network