Theo Nikkei, 5 thị trường xe lớn nhất của Đông Nam Á gồm Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Philippines đã tiêu thụ 732.898 xe trong 3 tháng đầu năm nay, giảm 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, lượng xe bán ra tại Việt Nam lại tăng tới 24%.
Trong
tháng 4, tình hình "tái diễn" khi Việt Nam tiêu thụ 29.585 xe, tăng
21% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức này cao hơn hẳn so với Indonesia (5%),
Malaysia (4,4%), dù đây là hai thị trường ô tô có quy mô hàng đầu ASEAN (tiêu
thụ lần lượt 51.205 xe và 65.200 xe trong tháng vừa qua).
Giới
chuyên môn cho rằng, tốc độ tăng trưởng "thần tốc" của thị trường ô
tô trong nước có nguyên nhân chính là nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Với tốc độ
tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ổn định và tầng lớp trung lưu ngày
càng mở rộng, nhu cầu sở hữu ô tô cá nhân tại Việt Nam đang gia tăng, đặc biệt
là các dòng xe cỡ nhỏ và trung.
Chính
phủ Việt Nam cũng hỗ trợ sự mạnh mẽ tăng trưởng và phát triển của ngành công
nghiệp ô tô thông qua một loạt các chính sách và sáng kiến nhằm tạo ra một môi
trường kinh doanh thuận lợi cho cả nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Sự
gia tăng mạnh mẽ của xe điện - dẫn đầu là VinFast - cũng có đóng góp đáng kể
vào sức tiến của thị trường ô tô Việt Nam, khi chiếm khoảng 20% tổng doanh số
xe bán mới. Trong tháng 4-2025, hãng xe Việt Nam thông báo đã bàn giao thêm
9.588 xe điện tại thị trường trong nước, chủ yếu là VF 5 (3.731 xe).
Trong
khi đó, thị trường Thái Lan, Indonesia... lại đang đối mặt với điều kiện kinh tế
khó khăn và chính sách tín dụng thắt chặt, dẫn tới sức mua suy giảm.
Xe điện VinFast lăn bánh tại Indonesia. Ảnh: Hoàng
Linh
Hãng kiểm toán PwC dự báo, tổng doanh số xe du lịch hạng nhẹ (light vehicle) tại ASEAN-6 (Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam) sẽ tăng khoảng 2% trong năm 2025. Trong đó, Việt Nam, Philippines và Singapore tiếp tục dẫn đầu nhờ vào phục hồi kinh tế và ra mắt nhiều mẫu xe mới.
Cũng
theo PwC, tỷ lệ xe điện bán ra tại ASEAN-6 sẽ tiếp tục gia tăng trong năm nay.
Con số này đã tăng từ 9% năm 2023 lên 13% năm 2024, nhờ vào các chính sách ưu
đãi của chính phủ và nhận thức ngày càng cao về môi trường. PwC nhận định, Việt
Nam đang có những bước tiến đáng kể trong lĩnh vực này, cùng với Malaysia, hướng
tới mục tiêu trở thành trung tâm sản xuất xe điện trong khu vực vào năm 2030.
Tuy
nhiên, các quan điểm cũng chỉ ra, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang tích cực
mở rộng thị phần tại các thị trường ASEAN bằng cách cung cấp các mẫu xe điện
tiên tiến với giá cả cạnh tranh, thách thức sự thống trị lâu dài của các hãng
xe Nhật Bản đồng thời tạo ra áp lực cạnh tranh không nhỏ cho các nhà sản xuất sở
tại.
Trong
bối cảnh như vậy, giới chuyên môn khuyến nghị các doanh nghiệp ô tô khu vực
ASEAN có thể cân nhắc thiết lập liên minh chiến lược, hợp tác với đối tác trong
và ngoài khu vực để tận dụng cơ hội và ứng phó thách thức trong ngành.
Song
song với đó, có thể xem xét tối ưu hoá vận hành và đổi mới mô hình kinh doanh
theo hướng thích ứng với những thay đổi trong hành vi tiêu dùng và xu hướng
công nghệ mới.
Một
số đánh giá cũng cho rằng, mặc dù có nhiều tiến bộ, ngành công nghiệp ô tô Việt
Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào linh kiện nhập khẩu, với tỷ lệ nội địa hóa chỉ khoảng
20%, và điều này cần được cải thiện.
BHNM