Với 429/434 đại biểu có mặt tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân.
Miễn thuế
thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong 3 năm
Trước đó,
trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo, Bộ trưởng Bộ Tài
chính Nguyễn Văn Thắng nêu rõ dự thảo đã điều chỉnh thời điểm áp dụng việc bỏ
hình thức thuế khoán đối với hộ kinh doanh từ 1/1/2026, thay vì 1/7/2026 như
trước đây.
Đồng thời,
để giảm gánh nặng chi phí, khuyến khích hộ kinh doanh chuyển đổi số, dự thảo
nghị quyết đã quy định Nhà nước bố trí kinh phí để cung cấp miễn phí các nền tảng
số, phần mềm kế toán dùng chung cho hộ kinh doanh.
Các đại biểu Quốc hội đã thông qua nghị quyết về một số cơ chế, chính
sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân
Nghị quyết
cũng quy định miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong
3 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.
Nghị quyết
quy định miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời hạn 2 năm và giảm 50% số
thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo đối với thu nhập từ hoạt động khởi nghiệp đổi
mới sáng tạo của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, công ty quản lý quỹ đầu tư
khởi nghiệp sáng tạo, tổ chức trung gian hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Việc xác định
thời gian miễn, giảm thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập
doanh nghiệp.
Miễn thuế
thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản thu nhập từ chuyển
nhượng cổ phần, phần vốn góp, quyền góp vốn, quyền mua cổ phần, quyền mua phần
vốn góp vào doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.
Miễn thuế
thu nhập cá nhân trong thời hạn 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm
tiếp theo đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của chuyên gia, nhà khoa học
nhận được từ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, trung tâm nghiên cứu phát triển,
trung tâm đổi mới sáng tạo, tổ chức trung gian hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng
tạo.
Về hỗ trợ
tài chính, tín dụng, nghị quyết nêu rõ doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư
nhân, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được Nhà nước hỗ trợ lãi suất 2%/năm
khi vay vốn để thực hiện các dự án xanh, tuần hoàn và áp dụng khung tiêu chuẩn
môi trường, xã hội, quản trị (ESG)...
Không được
thanh tra quá 1 lần trong năm
Nghị quyết
bổ sung nguyên tắc xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố,
xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự đã được quy định tại nghị quyết 164/2024 của
Quốc hội để áp dụng chung cho tất cả các doanh nghiệp.
Cụ thể, xử lý kịp thời, hiệu quả vật chứng, tài sản nhưng không làm ảnh hưởng đến việc chứng minh, giải quyết vụ việc, vụ án; sớm khắc phục hậu quả thiệt hại, đưa tài sản vào khai thác, sử dụng, nhằm khơi thông nguồn lực phát triển, tránh thất thoát, lãng phí.
Bảo đảm lợi
ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; phù hợp với
điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Nghị quyết
nhấn mạnh việc phân định rõ giữa trách nhiệm của pháp nhân với trách nhiệm của
cá nhân trong xử lý vi phạm; giữa trách nhiệm hình sự với trách nhiệm hành
chính, trách nhiệm dân sự; giữa trách nhiệm hành chính với trách nhiệm dân sự.
Đối với vi
phạm, vụ việc về dân sự, kinh tế, ưu tiên áp dụng các biện pháp về dân sự, kinh
tế, hành chính trước; các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được
chủ động khắc phục vi phạm, thiệt hại.
Trường hợp
thực tiễn áp dụng pháp luật có thể dẫn đến xử lý hình sự hoặc không xử lý hình
sự thì không áp dụng xử lý hình sự.
Đối với vi
phạm đến mức xử lý hình sự thì ưu tiên các biện pháp khắc phục hậu quả kinh tế
chủ động, kịp thời và toàn diện trước và là căn cứ quan trọng để cơ quan tiến
hành tố tụng xem xét khi quyết định khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và các
biện pháp xử lý tiếp theo.
Không được
áp dụng hồi tố quy định pháp luật để xử lý bất lợi cho doanh nghiệp, hộ kinh
doanh, cá nhân kinh doanh.
Đối với vụ
việc mà thông tin, tài liệu, chứng cứ chưa đủ rõ ràng để kết luận có hành vi vi
phạm pháp luật thì phải sớm có kết luận theo quy định của pháp luật tố tụng, thực
hiện công bố công khai kết luận này.
Bảo đảm
nguyên tắc suy đoán vô tội trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án.
Bảo đảm việc
niêm phong, kê biên tạm giữ, phong tỏa tài sản liên quan đến vụ việc, vụ án phải
theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục, phạm vi, không xâm phạm quyền, lợi ích
hợp pháp của tổ chức, cá nhân; bảo đảm giá trị niêm phong, kê biên, tạm giữ,
phong tỏa tương ứng với dự kiến hậu quả thiệt hại trong vụ án.
Sử dụng hợp
lý các biện pháp cần thiết để bảo đảm giá trị tài sản liên quan đến vụ án, giảm
thiểu tác động của điều tra đến hoạt động sản xuất kinh doanh, sau khi có ý kiến
thống nhất của các cơ quan tố tụng và không ảnh hưởng đến hoạt động điều tra.
Phân biệt
rõ tài sản hình thành hợp pháp với tài sản, thu nhập có được từ hành vi vi phạm
pháp luật, tài sản khác liên quan đến vụ án. Giữa tài sản, quyền, nghĩa vụ của
doanh nghiệp với tài sản, quyền, nghĩa vụ của cá nhân người quản lý doanh nghiệp
trong xử lý các vi phạm và giải quyết các vụ việc.
Nghị quyết
cũng nêu rõ số lần thanh tra đối với mỗi doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân
kinh doanh (nếu có) không được quá 1 lần trong năm, trừ trường hợp có dấu hiệu
vi phạm rõ ràng.
Số lần kiểm
tra tại doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (nếu có), bao gồm cả kiểm
tra liên ngành, không được quá 1 lần trong năm, trừ trường hợp có dấu hiệu vi
phạm rõ ràng.
Xử lý
nghiêm các hành vi lạm dụng, lợi dụng thanh tra, kiểm tra để nhũng nhiễu, gây
khó khăn cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
Theo BCP