Số liệu từ Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, giai đoạn 2021-2025, thành phố đặt chỉ tiêu phát triển 2,5 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, tương đương 35.000 căn hộ. Từ năm 2021 đến nay, thành phố đã hoàn thành 5 dự án với quy mô 2.377 căn nhà ở xã hội và một phần dự án nhà lưu trú công nhân với 368 căn. Hiện tại, thành phố đang thi công 4 dự án nhà ở xã hội, cung cấp cho thị trường 2.874 căn.
Nguồn cung đang nhiều lên
Trên
thực tế, nguồn cung nhà ở xã hội tại TP.HCM đã, đang và sẽ tiếp tục được cải
thiện trong thời gian tới với sự góp mặt của khối doanh nghiệp tư nhân, góp phần
quan trọng thúc đẩy nguồn cung nhà ở xã hội tại TP.HCM và khu vực phía Nam.
Mới
đây nhất, nguồn cung nhà ở xã hội theo mô hình cho thuê ở TPHCM được bổ sung
hơn 1.400 căn đến từ dự án nhà ở xã hội Lê Thành Tân Kiên tại xã Tân Kiên, huyện
Bình Chánh (TP.HCM) do Công ty TNHH Thương mại xây dựng Lê Thành làm chủ đầu
tư. Dự án cung cấp 1.445 căn hộ nhà ở xã hội theo hình thức cho thuê 49 năm, với
diện tích trung bình từ 45-50m2, phù hợp với nhu cầu của người dân có thu nhập
thấp và trung bình và dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng sau 36 tháng thi công.
Cũng
trong năm 2024, “ông trùm” nhà ở xã hội Hoàng Quân cũng mở bán dự án nhà ở xã hội
HQC Tân Hương. Được biết, dự án có tổng diện tích 14.190m2 với tổng cộng 629
căn, tổng mức đầu tư khoảng 559 tỷ đồng. Trong đó, 171 căn hộ nhà ở xã hội nằm
tại 2 block 3C và 3D đã đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai.
Được
biết, ông trùm nhà ở xã hội phía Nam này cũng có kế hoạch cụ thể trong việc đẩy
mạnh nguồn cung nhà ở xã hội trong thời gian tới. Riêng trong năm 2024, Hoàng
Quân sẽ hoàn thành đấu thầu, đấu giá, hợp tác và M&A tối thiểu 3 dự án mới.
Trong đó bao gồm 2 dự án nhà ở xã hội với tổng mức đầu tư khoảng 8.000 tỷ đồng
và 1 dự án nhà ở thương mại có mức đầu tư 2.000 tỷ đồng.
Luật và chính sách đang thúc đẩy
nguồn cung tăng
Ông
Lê Hữu Nghĩa, Tổng giám đốc Công ty TNHH Xây dựng thương mại Lê Thành cho rằng
những quy định mới của Luật Nhà ở 2023, Luật Đất đai 2024 và Luật Kinh doanh bất
động sản 2023 đang tạo hành lang thông thoáng, giải quyết những vướng mắc lâu
nay của các dự án bất động sản, trong đó có nhà ở xã hội.
Đơn
cử, Luật mới quy định miễn các thủ tục xác định giá, tiền sử dụng và thuê đất
ngay từ đầu khi Luật Nhà ở 2023 dự kiến có hiệu lực sớm từ 1/8/2024 sẽ không bắt
buộc các doanh nghiệp phải thực hiện các nghĩa vụ trên. Trước đó, các vấn đề
liên quan đến xác định giá đất, tiền sử dụng, thuê đất để làm hồ sơ xin hỗ trợ
là nút thắt khiến dự án chậm tiến độ. Quy định mới giúp gỡ vướng cho chủ đầu
tư, tăng tốc dự án nhà ở xã hội.
Cũng
theo ông Nghĩa, ngoài việc “gỡ vướng” cho doanh nghiệp, Luật Nhà ở 2023 còn tạo
điều kiện cho người mua. Cụ thể, với đối tượng mua nhà ở xã hội, Luật mới tăng
mức thu nhập từ 11 lên 15 triệu đồng/tháng, đồng thời chưa sở hữu bất động sản
tại tỉnh, thành phố nơi có dự án, sẽ được nhận hỗ trợ vay mua, thuê nhà ở xã hội…
Về điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội, Luật Nhà ở 2023 cũng
đã bãi bỏ điều kiện cư trú, giao Chính phủ quy định điều kiện về thu nhập, quy
định đối tượng thuê nhà ở xã hội thì không phải đáp ứng điều kiện về nhà ở và
thu nhập.
Bên
cạnh đó, khoản 5, Điều 77 Luật Nhà ở cũng cho phép các tổ chức tín dụng do nhà
nước chỉ định được cho vay ưu đãi với các đối tượng được mua, thuê mua nhà ở xã
hội. Nhờ đó, khắc phục được bất cập của khoản 4, Điều 50 Luật Nhà ở 2014 –
không cho phép các tổ chức tín dụng này cho vay ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở
xã hội.
Nguồn
cung nhà ở xã hội tại TP.HCM không chỉ tăng trưởng trong tương lại mà còn có sự
cải thiện mạnh về chất lượng. Ông Trương Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoàng
Quân cho biết, doanh nghiệp đã có những kế hoạch cụ thể, đi cùng với các hành động
cụ thể nhằm “phá vỡ” định kiến nhà ở xã hội là nhà ở chất lượng thấp. Đơn vị của
ông chủ trương sẽ phát triển nhà ở xã hội có chất lượng tương đương nhà ở
thương mại. Đặc biệt, trong thời gian tới.Hoàng Quân sẽ áp dụng bộ tiêu chuẩn
E.S.H.C (tiêu chuẩn về phát triển nhà ở xã hội chất lượng cao) tại tất cả dự án
của doanh nghiệp thời gian tới.
BĐS