Vừa qua, tập đoàn thực phẩm khổng lồ Nestle cam kết chi hơn 1 tỷ franc Thụy Sĩ (1,01 tỷ USD) vào năm 2030 cho nỗ lực cung cấp nguồn cà phê bền vững, cao hơn gấp đôi so với cam kết trước đó, vì những thách thức liên quan đến biến đổi khí hậu gây ra những rủi ro đặc biệt cho hạt cà phê.

Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng vào năm 2050, khoảng một nửa diện tích đất hiện đang được sử dụng để trồng cà phê, đặc biệt là giống arabica chất lượng cao, có thể không đạt hiệu quả do nhiệt độ tăng, hạn hán và dịch bệnh.

Trong khi đó, các công ty đa quốc gia đang phải đối mặt với áp lực gia tăng về uy tín và pháp lý từ người tiêu dùng cũng như các chính phủ để làm sạch chuỗi cung ứng toàn cầu của họ trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Ủy ban Châu Âu đề xuất một số luật nhằm ngăn chặn và, trong trường hợp lao động cưỡng bức, cấm nhập khẩu và sử dụng các sản phẩm có liên quan đến vi phạm nhân quyền và môi trường.

Nestle cam kết cung cấp nguồn cà phê bền vững vào năm 2025, cho biết họ hiện cũng đang đặt mục tiêu, vào thời điểm đó, 20% cà phê của họ sẽ được trồng bằng các phương pháp nông nghiệp 'tái sinh'.

Chúng bao gồm trồng cây che phủ để bảo vệ đất, sử dụng phân hữu cơ để cải thiện độ phì nhiêu của đất, tăng cường sử dụng nông lâm kết hợp để bảo tồn đa dạng sinh học - tất cả đều nhằm giảm một nửa lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2030.

Công ty, trong một tuyên bố công bố kế hoạch tăng gấp đôi chi tiêu cho nguồn cung ứng cà phê bền vững, cho biết họ “cam kết hỗ trợ những nông dân chấp nhận rủi ro và chi phí liên quan đến việc chuyển sang nông nghiệp tái sinh” và sẽ cung cấp các chương trình nhằm giúp họ cải thiện thu nhập của họ.

Một báo cáo lớn về cà phê được công bố vào năm ngoái cho biết có rất ít bằng chứng về nỗ lực của các nhà rang xay và buôn bán cà phê hàng đầu thế giới nhằm ngăn chặn các hành vi xâm phạm nhân quyền và môi trường đang có bất kỳ tác động nào, với hầu hết nông dân làm ăn thua lỗ và không thể sản xuất bền vững.

Theo báo cáo, ngành cà phê được định giá từ 200 tỷ đến 250 tỷ USD một năm ở cấp độ bán lẻ, nhưng các nước sản xuất chỉ nhận được ít hơn 10% giá trị đó khi xuất khẩu hạt cà phê và nông dân thậm chí còn ít hơn thế.

Theo tổ chức phi lợi nhuận Fairtrade và Technoserve, khoảng 125 triệu người trên thế giới sống dựa vào cà phê, trong khi ước tính khoảng 80% các gia đình trồng cà phê sống ở mức hoặc dưới mức nghèo khổ.

RNA