Mỹ được cho là đã lên kế hoạch thúc giục các đồng minh trong đó bao gồm Nhật Bản đi theo hướng hạn chế xuất khẩu chất bán dẫn tiên tiến và các công nghệ liên quan sang Trung Quốc, và điều này có thể sẽ gây ra những tác động mạnh đối với các nhà sản xuất chip trên toàn thế giới khi mối quan hệ Mỹ - Trung trở lên căng thẳng.

Theo Nikkei đưa tin, Tokyo đã bắt đầu các cuộc thảo luận nội bộ về vấn đề này theo yêu cầu của Washington, Các quan chức Nhật bản cũng đang cân nhắc xem những hạn chế nào có thể được thông qua và sẽ xem các đồng minh khác của Mỹ như Liên minh châu Âu và Hàn Quốc phản ứng như thế nào trước kế hoạch này của Mỹ.

Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản - Yasutoshi Nishimura cho hay : “Chúng tôi đang tiến hành trao đổi với phía Mỹ, và sẽ tổ chức 1 cuộc họp để lắng nghe ý kiến từ các phía các doanh nghiệp trong nước dựa trên cơ sở đó”

Ngày 7/10/2022 Bộ Thương Mại Mỹ ra tuyên bố chính thức áp đặt biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip đối với Trung Quốc trong đó bao gồm việc hạn chế thiết bị sản xuất chip, phần mềm thiết kế và cả nhân sự liên quan đến sản xuất chất bán dẫn.

Thứ trưởng bộ thương mại phụ trách các ngành công nghiệp và an ninh Mỹ - Alan Estevez trong 1 sự kiện được tổ chức hồi tuần trước tại Mỹ đã chia sẻ : “Chúng tôi đang kêu gọi sự ủng hộ từ các đồng minh của mình. Không ai ngạc nhiên về điều này và tôi hy vọng họ sẽ ủng hộ việc hạn chế và kiểm soát ngành chip của Trung Quốc”.

Các nguồn tin cho thấy nhiều công ty chíp nước ngoài tại Mỹ đã nộp đơn xin miễn trừ khi các biện pháp kiểm soát được áp dụng, nhưng trong trường hợp giả định các đề xuất bị từ chối sẽ dẫn dến việc các cty chíp này sẽ đứng trước nguy cơ đối mặt với các hình phạt từ chính quyền địa phương.

Các số liệu thống kê cho thấy Mỹ hiện nắm giữ 12% thị trường bán dẫn toàn cầu, trong khi Đài Loan và Hàn Quốc mỗi quốc gia chiếm khoảng 20% thị phần và Nhật Bản chiếm 15%. Một số công ty Mỹ đã kêu gọi các nước nên áp dụng các biện pháp hạn chế xuất khẩu như Mỹ, vì cho rằng họ bị ảnh hưởng và thiệt hại trước các hoạt động kinh doanh của các nhà sản xuất chip Trung Quốc là không công bằng.

Theo Washington việc kêu gọi sự ủng hộ từ các đồng minh vào cuộc với những hạn chế sẽ khiến Bắc Kinh trở lên khó khăn hơn nhiều trong việc mua hoặc chế tạo chất bán dẫn tiên tiến.

Kevin Wolf - người từng giữ vai trò trợ lý Bộ trưởng Thương mại về quản lý xuất khẩu Mỹ cho biết: “Tôi đang rất quan tâm việc giải quyết các hạn chế xuất khẩu chip đối với Trung Quốc. Và tôi cho rằng nếu việc hạn chế Trung Quốc có thể tạo ra cơ hội hợp tác nhiều hơn giữa các doanh nghiệp Nhật vs Mỹ trong lĩnh vực chất bán dẫn”.

Ngoài xuất khẩu chip và công nghệ sản xuất chip, các lệnh cấm của Washington cũng hạn chế việc các công dân Mỹ làm việc hoặc kinh doanh với các công ty bán dẫn Trung Quốc. Các kỹ sư Mỹ đang làm việc tại các cơ sở sản xuất chip của Trung Quốc đang bắt đầu quay trở lại Mỹ. Chẳng hạn như hãng cung cấp thiết bị sản xuất chíp ASML Holding đã yêu cầu các nhân viên Mỹ dừng phục vụ với một số khách hàng tại Trung Quốc.

Ngành công nghiệp bán dẫn của Nhật Bản dường như đang chuẩn bị cho khả năng xảy ra các hạn chế tương tự.

Đại diện một nhà sản xuất thiết bị chip quy mô cho biết: “Nếu việc sản xuất chất bán dẫn tiên tiến ở Trung Quốc chững lại có thể sẽ trở thành một lợi thế cho các doanh nghiệp Nhật Bản”.

Theo Nikkei