Phát triển công nghiệp bán dẫn là xu hướng chung của thế giới
Thông báo
kết luận nêu rõ, trong giai đoạn tới đây, chúng ta phải thực hiện 2 mục tiêu
100 năm (tới năm 2030 kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng và tới năm 2045 kỷ niệm
100 năm thành lập nước), đòi hỏi phải có bứt phá, đột phá, nhất là về tăng trưởng
kinh tế. Muốn thúc đẩy tăng trưởng thì cùng với làm mới các động lực tăng trưởng
truyền thống như đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng, cần thúc đẩy các động lực tăng
trưởng mới như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn,
kinh tế thông minh, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ, kinh tế ban đêm; đặc biệt
là lĩnh vực bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật, điện toán đám mây,
phát triển kinh tế sáng tạo để tạo ra lực lượng sản xuất mới, với tinh thần
"theo kịp, tiến cùng và vượt lên".
Phát triển
công nghiệp bán dẫn là xu hướng chung của thế giới trong bối cảnh Cách mạng
công nghiệp lần thứ tư và tiếp tục là xu thế tất yếu trong tương lai; là nhu cầu
khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu; cần tiếp tục triển khai toàn
diện, bao gồm đầu tư mạnh mẽ vào phát triển nguồn nhân lực; tiếp tục đột phá về
thể chế và đầu tư nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng; hợp tác quốc tế với các
quốc gia, nền kinh tế, tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới.
Việt Nam
có những lợi thế chiến lược về phát triển công nghiệp bán dẫn như trữ lượng đất
hiếm đứng trong nhóm đầu thế giới, vị trí địa lý thuận lợi ở trung tâm khu vực
sản xuất chính của ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu, nguồn nhân lực dồi dào
và nhiều tiềm năng.
Coi phát
triển nguồn nhân lực, thể chế cho công nghiệp bán dẫn là chiến lược toàn diện
Về quan điểm,
mục tiêu trong thời gian tới, Thông báo kết luận nêu rõ: Coi phát triển nguồn
nhân lực, thể chế và hạ tầng cho công nghiệp bán dẫn là chiến lược toàn diện; cần
tập trung triển khai, đầu tư xứng tầm đột phá chiến lược. Có cơ chế chính sách
đột phá cho đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trên tin thần bình đẳng, đơn
giản, thuận lợi cho các chủ thể có liên quan thực hiện.
Đảng chỉ đạo,
Quốc hội đồng tình, nhân dân ủng hộ, quốc gia mong đợi nên chỉ bàn làm, không
bàn lùi, phải có bước đi lộ trình, định hướng cụ thể, quyết tâm phải cao, nỗ lực
phải lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm; làm việc
nào dứt việc đó; phân công phải rõ người rõ việc, rõ kết quả, trong quá trình
thực hiện phải đôn đốc, kiểm tra, giám sát.
Phát huy
trách nhiệm người đứng đầu, tăng cường phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ
nguồn lực, nâng cao năng lực cấp dưới, gắn với kiểm tra, giám sát và kiểm soát
quyền lực.
Đẩy mạnh hợp
tác công tư, hợp tác trong nước, quốc tế; khơi thông, tận dụng mọi nguồn lực
cho đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn. Phát
huy sức mạnh của nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư, cơ sở đào tạo trên tinh thần
"lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ".
Phát triển
công nghiệp bán dẫn một cách hài hòa, cân bằng quan hệ với các nước lớn. Tập
trung phát triển các trung tâm thiết kế, kiểm thử, đóng gói và tham gia chuỗi
giá trị toàn cầu của các doanh nghiệp lớn, đặc biệt về công nghệ đóng gói tiên
tiến, hướng tới thành lập nhà máy sản xuất bán dẫn và tham gia chuỗi giá trị
toàn cầu của ngành công nghiệp bán dẫn.
Kịp thời
chỉ đạo tháo gỡ các khó khăn, rào cản trong lĩnh vực bán dẫn
Thủ tướng
Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn
yêu cầu trong thời gian tới, các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh thực hiện các mục
tiêu, nhiệm vụ và giải pháp về cải cách thủ tục hành chính, kịp thời chỉ đạo
tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, rào cản về quy trình, thủ tục hành chính đối với
hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực bán dẫn như báo cáo đánh
giá tác động môi trường, cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy, thị thực nhập cảnh,
giấy phép lao động… tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực
bán dẫn. Việc hỗ trợ nhà đầu tư cần thực hiện kịp thời, nhất quán, theo cơ chế
một cửa.
Đồng thời,
tiếp tục tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp phát triển ngành công
nghiệp bán dẫn theo chủ trương, định hướng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn
tại Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn
2050, và Chương trình phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến
năm 2030, tầm nhìn đến năm 2030.
Tăng cường
hợp tác với các quốc gia, nền kinh tế sở hữu năng lực sản xuất bán dẫn, tham
gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm, vật liệu, linh kiện bán dẫn. Thu hút các doanh
nghiệp hàng đầu trên thế giới, đặc biệt các doanh nghiệp có vai trò quyết định
hệ sinh thái công nghiệp bán dẫn chuyển dịch chuỗi cung ứng về Việt Nam, đặt
văn phòng, xây dựng các trung tâm R&D, phòng thí nghiệm về bán dẫn tại Việt
Nam. Thúc đẩy quan hệ đối tác với các doanh nghiệp lớn về bán dẫn như: Intel,
Samsung, Amkor, Hana Micron. Từng bước tham gia chuỗi giá trị toàn cầu về bán dẫn,
chuyển giao và dần tiến tới làm chủ công nghệ.
Quyết liệt,
sâu sát hơn nữa trong công tác nghiên cứu, tham mưu hoàn thiện các cơ chế,
chính sách thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp bán dẫn; tập trung tháo gỡ các
vướng mắc về thể chế để tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi, tăng sức
cạnh tranh để thu hút các nhà đầu tư; cắt giảm chi phí tuân thủ pháp luật, hỗ
trợ doanh nghiệp trong nước tham gia phát triển bán dẫn.
Các địa
phương nghiên cứu, lựa chọn các khu công nghiệp có vị trí thuận lợi, phù hợp để
đầu tư, đảm bảo đồng bộ về cơ sở hạ tầng kỹ thuật (đặc biệt về cung cấp nguồn
điện ổn định, đủ công suất và nước sạch, hệ thống xử lý nước thải, vệ sinh môi
trường) nhằm phát triển ngành công nghiệp bán dẫn; thúc đẩy các khu, cụm công
nghiệp lân cận để tạo cụm liên kết ngành cho chuỗi công nghiệp bán dẫn.
Tạo môi
trường thuận lợi phát triển công nghiệp bán dẫn
Thủ tướng
Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục tập trung đẩy mạnh triển khai các
nhiệm vụ, giải pháp tại Chương trình Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp
bán dẫn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; trình Chính phủ ban hành Nghị định
về Quỹ hỗ trợ đầu tư, nhằm khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư trên thế giới
và hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước.
Bộ Kế hoạch
và Đầu tư hướng dẫn triển khai, phát huy những cơ chế ưu đãi của Quỹ Hỗ trợ đầu
tư nhằm khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn đa quốc
gia và hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước đối với một số lĩnh vực cần khuyến
khích đầu tư, ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ
cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động
lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu; báo cáo Ban chỉ đạo để định
hướng, chỉ đạo về việc sử dụng Quỹ Hỗ trợ đầu tư được hiệu quả.
Nghiên cứu,
thiết lập cơ chế một cửa liên thông quốc gia (One-Stop Service) để hỗ trợ các
doanh nghiệp về thủ tục hành chính, đầu tư và các vấn đề liên quan khác, tạo
môi trường thuận lợi phát triển công nghiệp bán dẫn, tư vấn, tiếp nhận, tham
mưu cấp phép và theo dõi tiến độ các dự án đầu tư về công nghiệp bán dẫn; dành
mức ưu tiên xử lý cao nhất đối với hồ sơ thủ tục các dự án.
Bộ Thông
tin và Truyền thông tiếp tục tập trung và đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ, giải
pháp của Chiến lược Phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm
nhìn 2050, đặc biệt là các nhóm nhiệm vụ cụ thể: phát triển chip chuyên dụng;
phát triển công nghiệp điện tử.
Bộ Ngoại
giao xây dựng "Đề án thúc đẩy hợp tác quốc tế nhằm huy động nguồn lực cho
phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, điện tử Việt Nam"; nghiên cứu, xây dựng
và trình cấp có thẩm quyền thiết lập khuôn khổ song phương và đa phương về bán
dẫn với các quốc gia, nền kinh tế, doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực này.
Theo BCP