Các doanh nghiệp gỗ và đồ gỗ Việt Nam gặp nhiều khó khăn khi các đơn hàng
xuất khẩu giảm 50-60% kể từ đầu năm đến nay, buộc các doanh nghiệp phải cắt giảm
ít nhất một nửa năng lực sản xuất.
Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ
trong 4 tháng đầu năm đạt 3,9 tỷ USD, giảm 30,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đồng thời, giá trị nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ cũng giảm đáng kể, còn 634
triệu USD, giảm 33,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong 4 tháng, xuất khẩu nhóm hàng này của Việt Nam sang các thị trường
chính đều giảm mạnh như: Hoa Kỳ (2,02 tỷ USD, tăng 38%); Nhật Bản (556 triệu
USD, 1,5%); Hàn Quốc (274 triệu USD, 22%) và Trung Quốc (481 triệu USD, 13%).
Giới phân tích và doanh nghiệp cho rằng, xuất khẩu gỗ và đồ gỗ giảm là điều
có thể thấy trước. Họ cho rằng sự suy giảm là do lạm phát gia tăng ở một số quốc
gia vốn cũng là những thị trường nhập khẩu gỗ và đồ gỗ lớn của Việt Nam, khiến
nhu cầu đối với các sản phẩm này chững lại.
Chẳng hạn, Mỹ đã nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trị giá 1,24 tỷ USD từ Việt
Nam trong 3 tháng đầu năm, giảm 42% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong bối cảnh lạm phát và khủng hoảng ngân hàng, các ngân hàng Mỹ thắt chặt tín dụng khiến các nhà nhập khẩu không thể tài trợ cho hàng nhập khẩu với số lượng lớn. Các nhà phân tích cho biết nhu cầu nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Mỹ đã giảm mạnh.
Theo các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ, đơn hàng xuất khẩu của họ từ thị trường
Mỹ đã giảm từ 50% đến 55% tùy theo chủng loại sản phẩm gỗ. Trong khi đó, đơn
hàng từ EU – một thị trường xuất khẩu trọng điểm khác, cũng giảm 60%.
Chủ tịch Hiệp hội Chế biến gỗ Bình Dương Nguyễn Liêm cho biết, trong bối cảnh
khó khăn hiện nay, các doanh nghiệp gỗ của tỉnh đã cắt giảm 60% năng lực sản xuất.
“Tình hình kinh tế toàn cầu hiện
nay rất khó lường,” ông Liêm
nói. “Mọi tín hiệu thị trường đều không
sáng sủa, doanh nghiệp gỗ khó hoạch định kế hoạch kinh doanh”.
Ông Liêm cũng dự đoán, khi tình hình thị trường cải thiện, lượng hàng tồn
giảm, khách nước ngoài sẽ tiếp tục đặt hàng nhưng không sớm hơn đầu năm 2024.
Khoảng đầu năm 2024, thị trường sẽ bớt khó khăn hơn, các doanh nghiệp sẽ có
đơn hàng xuất khẩu trở lại. Tuy nhiên, chỉ là những con số nhỏ, ông nói và dự
báo thị trường có khả năng phục hồi vào cuối năm 2024. Tuy nhiên, mức tăng trưởng
phục hồi sẽ phụ thuộc vào tình hình kinh tế và chính trị thế giới.
Dù đơn hàng sụt giảm mạnh, các chuyên gia thương mại cho rằng Mỹ vẫn là thị
trường xuất khẩu chính của ngành gỗ Việt Nam. Do đó, các doanh nghiệp cần giữ vững
thị trường Mỹ bằng cách cập nhật thông tin và chuyển đổi sản xuất theo xu hướng
tiêu dùng của thị trường.
Ngoài ra, cơ quan quản lý cần hỗ trợ doanh nghiệp đưa hàng gỗ Việt Nam vào
hệ thống phân phối lớn như Walmart, Costco, Amazon. Các chuyên gia thương mại
cho rằng, đây là cách hiệu quả để doanh nghiệp phát triển thương hiệu, tránh phụ
thuộc quá nhiều vào trung gian.
RA