Đây là mức lớn nhất trong 1 lần tăng kể từ năm 1994. Quyết định này đã được 10/11 thành viên của Ủy ban Thị trường mở Liên bang ủng hộ. Như vậy từ ngày mai, lãi suất tại Mỹ sẽ dao động ở mức từ 1,5 đến 1,75%, cao nhất từ khi dịch COVID-19 bùng phát.

Biểu đồ lãi suất tham chiếu tại Mỹ. Màu đỏ là các đợt tăng lãi từ 0,75% trở lên

Ông Jerome Powell, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, nói: "Chúng tôi hiểu rõ những khó khăn mà lạm phát đang gây ra. Chúng tôi cam kết mạnh mẽ trong việc chống lạm phát và đang khẩn trương làm điều đó. Ngày hôm nay, Ủy ban Thị trường mở Liên bang đã tăng lãi suất cơ bản thêm ba phần tư điểm phần trăm và tỷ lệ tăng này có thể tiếp tục được áp dụng".

Trong biểu đồ khảo sát quan điểm của các thành viên Ủy ban Thị trường Mở liên bang, lãi suất tiêu chuẩn vào cuối năm nay được kỳ vọng sẽ tăng lên mức 3,4%, hơn 1,5 điểm % so với ước tính hồi tháng 3.

Trong năm 2023, lãi suất dự kiến sẽ được duy trì ở mức 3,8%. Với mức tăng lãi suất như vậy, dự báo lạm phát cơ bản tại Mỹ sẽ được khống chế ở 4,3% vào cuối năm nay và giảm xuống còn 2,7% trong năm 2023 và đánh đổi về mặt kinh tế thì cũng rất rõ. FED dự báo, tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2022 chỉ đạt 1,7%, giảm so với mức 2,8% được đưa ra vào tháng 3.

Tuy nhiên, bất chấp những triển vọng ảm đạm của nền kinh tế, chứng khoán Mỹ đã tăng điểm mạnh sau khi FED công bố chính sách lãi suất mới, trong đó, mức tăng mạnh nhất thuộc về nhóm ngành công nghệ với hơn 2,5% giá trị.

Chống lạm phát đang là mục tiêu chính sách cao nhất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ trong giai đoạn này. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, việc tăng lãi suất nhanh và mạnh như hiện nay sẽ làm nguy cơ suy thoái của nền kinh tế Mỹ trở nên rõ ràng hơn.

Th