Sau 2 năm chống trọi với đại dịch rất nhiều hãng hàng không trên thế giới đang đứng trước nguy cơ tạm dừng hoạt động hoặc đóng cửa vì không đủ tài chính và ngân sách để duy trì hoạt động trước các lệnh đóng cửa và dừng hoạt động bay kéo dài. Trái lại Airbus dường như lại đang khởi động một kế hoạch nhằm vực dậy ngành hàng không toàn cầu khi mới đây Gã khổng lồ hàng không vũ trụ chuẩn bị thành lập hãng hàng không vận chuyển hàng hóa của riêng mình có tên là Airbus Beluga Transport.

Airbus gần đây cho biết Hãng đang cho khách hàng bên ngoài thuê những chiếc máy bay Beluga khổng lồ của mình, một vụ đặt cược lớn vào thị trường vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không.

Các máy bay phản lực hình cá voi thường được sử dụng để vận chuyển các bộ phận máy bay lớn cho máy bay của Airbus như cánh và thân máy bay giữa các nhà máy của Hãng ở châu Âu. Dưới sự điều hành của một hãng hàng không mới, Airbus Beluga Transport sẽ được định hình trở thành một hãng hàng không chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khối lượng lớn, có khả năng phục vụ nhu cầu vận chuyển cho cả các công ty dầu khí và quân đội.

Vận chuyển hàng hóa bằng đường Hàng không giá rẻ có vẻ như đang có những tín hiệu tích cực tạo ra động lực phục hồi cho ngành hàng không để trở lại sau đại dịch. Trong khi các chỗ ngồi dành cho hành khách trên một chuyến bay bị cắt giảm nhiều do nhu cầu đi lại bằng máy bay giảm đi trong đại dịch trong khi khủng hoảng chuỗi cung ứng và tình trạng tắc nghẽn tại các cảng biển khiến cho hàng hóa chậm lưu thông, và giá tăng mạnh mẽ thì dường như vận tải hàng hóa bằng đường hàng không đang dần có chỗ đứng.

Airbus cho biết kế hoạch mới sẽ cho phép hãng tận dụng khoảng thời gian 20 năm tuổi thọ còn lại mà những chiếc BelugaST có và sẽ cho phép chúng vận chuyển trực thăng và động cơ được lắp ráp hoàn chỉnh. Các máy bay BelugaXL lớn hơn sẽ đảm nhận các nhiệm vụ trước đây của Beluga STs.

Đối thủ chính của Boeing cũng cho biết họ đã thực hiện sứ mệnh đầu tiên vào cuối năm ngoái, giao một chiếc máy bay trực thăng từ địa điểm sản xuất ở Marignane, Pháp, đến Kobe, Nhật Bản.

Theo CNBC