Từ một tỉnh
từng trong danh sách nghèo của cả nước, Bắc Giang đã phát triển ngoạn mục nhờ
hàng tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đổ về đây. Nguồn lực này giúp hạ tầng
phát triển, kéo theo là sự bứt tốc của thị trường bất động sản.
Vốn FDI
vào Bắc Giang tăng mạnh
Thần kỳ là
từ mà chuyên trang kinh tế hàng đầu nước Mỹ Bloomberg từng dùng khi nói về sự
phát triển mạnh mẽ của Bắc Giang, một tỉnh trước kia vẫn là địa phương nghèo của
cả nước, chủ yếu được biết đến như một vùng sản xuất nông nghiệp với các sản phẩm
quả vải, gạo, chăn nuôi gà. Tuy nhiên đó là câu chuyện trước khi chuỗi cung ứng
của ngành công nghệ toàn cầu bắt đầu dịch chuyển.
“Vốn đầu
tư nước ngoài vào Bắc Giang gần như tăng gấp đôi hàng năm, ngay cả trong thời
gian diễn ra đại dịch Covid-19. Giai đoạn 2016-2020, các công ty đã đầu tư 3,8
tỷ USD vào Bắc Giang, tăng 4 lần so với cùng kỳ 4 năm trước đó”, Bloomberg cho hay.
Theo đánh
giá của Cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), vốn thu hút FDI trong
quý I/2023 của Bắc Giang đứng thứ nhất toàn quốc. Ngoài các tập đoàn công nghệ
lớn như: Foxconn, Luxshare..., Bắc Giang cũng là điểm đến của các dự án xanh
như Tập đoàn Yadea sản xuất xe máy điện, Fulian sản xuất linh kiện điện tử, máy
vi tính và thiết bị truyền thông hay Hainan Longi Green Energy sản xuất pin
năng lượng mặt trời...
“Vị trí đắc địa trên hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; đi cùng chính sách thu hút đầu tư cởi mở, cải thiện môi trường đầu tư; nguồn lao động tay nghề cao là yếu tố then chốt giúp Bắc Giang luôn nằm trong top đầu địa phương hút vốn FDI nhiều nhất cả nước”, chuyên gia kinh tế, TS Bùi Trọng Phát (Viện Tư vấn và Phát triển Kinh tế đô thị) lý giải.
Vùng “đất
lành” của các nhà đầu tư bất động sản chuyên nghiệp
Sự bùng nổ
kinh tế ở Bắc Giang phản ánh rõ nét những thay đổi ngoạn mục mà nguồn vốn FDI đến
từ chuỗi cung ứng toàn cầu mang lại.
Những năm
2010, nhiều lao động buộc phải ly hương để tìm việc trong các khu công nghiệp
phía Nam. Tuy nhiên giờ đây Bắc Giang trở thành điểm đến mới của lao động cả nước.
Tỷ lệ người lao động có việc làm của Bắc Giang hiện đạt gần 100%. Lao động ở
các tỉnh lân cận cũng đổ tới Bắc Giang để tìm việc làm tại các nhà máy có hàng
vạn nhân công. Những công nhân làm việc tại dây chuyền lắp ráp hàng điện tử có
thể đạt mức thu nhập sau thuế khoảng 125 triệu đồng/năm, gần gấp đôi mức lương
bình quân của người lao động cả nước.
Kinh tế
phát triển, thu nhập của người dân tăng lên cùng sự xuất hiện của cộng đồng
chuyên gia, quản lý cao cấp tại các công ty khiến nhu cầu về bất động sản cao cấp
tại Bắc Giang ngày càng lớn.
Đánh giá về
xu hướng này, TS. Bùi Trọng Phát thừa nhận, hiện tại là thời điểm vàng cho các
doanh nghiệp bất động sản đầu tư và chiếm lĩnh thị trường đầy tiềm năng tại Bắc
Giang. Bất động sản tại đây theo ông sẽ tiếp tục bứt tốc trong thời gian tới
khi địa phương này đã có những quy hoạch rõ ràng và hướng phát triển đầy tiềm
năng trong 10-30 năm tiếp theo.
“Lợi thế của
Bắc Giang là quỹ đất sạch lớn, nguồn vốn FDI dồi dào mỗi năm. Đây là cơ sở cho
các dự án bất động sản phát triển nhanh chóng, giúp “thay da đổi thịt” địa
phương này trong thời gian tới”, ông Phát cho hay.
BBG