Công ty cổ phần M_Service của Việt Nam, công ty vận hành ứng dụng công nghệ tài chính MoMo do Warburg Pincus LLC hậu thuẫn, đã vượt mức định giá 2 tỷ USD sau khi huy động được khoảng 200 triệu USD từ các nhà đầu tư do Ngân hàng Mizuho dẫn đầu khi mua lại khoảng 7,5% cổ phần của M_Service JSC vào ngày 20 tháng 12 vừa qua.

Công ty đầu tư quản lý quỹ của các nhà đầu tư toàn cầu Ward Ferry và các cổ đông hiện hữu Goodwater Capital và Kora Management cũng tham gia tài trợ Series E, MoMo cho biết trong một tuyên bố.

Nguyễn Mạnh Tường, người đồng sáng lập công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết trong một cuộc phỏng vấn, khoản tài trợ mới nhất mang lại cho công ty mức định giá hơn 2 tỷ USD.

Theo một nghiên cứu từ Google, Temasek Holdings Pte và Bain & Co, Alibaba, Warburg muốn có phần bánh e-commerce tại Việt Nam. Và trong tháng 1 vừa qua, công ty đã huy động được hơn 100 triệu USD từ một nhóm các nhà đầu tư bao gồn Warburg Pincus.

Ông Tường, Phó chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành chia sẻ, số lượng người dùng đăng ký ứng dụng Momo tăng gấp đôi lên 23 triệu trong năm ngoái, Momo dự đoán sẽ có khoản 50 triệu người đăng ký trong hai năm tới.

Ông Tường cũng cho biết thêm, MoMo không có kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) trong vài năm tới và thay vào đó sẽ tập trung vào việc củng cố vị thế thị trường và sản phẩm của mình.

Công ty có kế hoạch sử dụng nguồn vốn mới để hỗ trợ mở rộng vùng nông thôn, bắt đầu với dịch vụ thanh toán hóa đơn, ông Tưởng cho biết. MoMo cũng sẽ sử dụng số tiền này để tăng tốc đầu tư vào công nghệ, hỗ trợ chuyển đổi kỹ thuật số trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và cho các hoạt động mua bán và sáp nhập.

Ông Nguyễn Mạnh Tường nói: “Thách thức lớn nhất vẫn là niềm tin. Tiến đến nhiều vùng nông thôn hơn, chúng tôi vẫn cần đầu tư thời gian và tiền bạc vào việc giáo dục người dùng.”

MoMo ra đời vào năm 2010 với tư cách là một ứng dụng thẻ SIM, cho phép mọi người chuyển tiền và mua thẻ cào điện thoại di động và thẻ cào trò chơi. Vào năm 2014, công ty khởi nghiệp bắt đầu một ví điện tử trên điện thoại thông minh, mở rộng thành một siêu ứng dụng với một loạt các dịch vụ, bao gồm xử lý các khoản thanh toán bảo hiểm, quyên góp và cung cấp thị trường đầu tư.

Tựu trung, Việt Nam dự báo sẽ có 53 triệu người tiêu dùng trực tuyến vào cuối năm, có tốc độ tăng trưởng người tiêu dùng kỹ thuật số cao thứ hai ở Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia, theo báo cáo tháng 8 của Facebook Inc. và Bain & Co. Việt Nam đang đặt mục tiêu nền kinh tế kỹ thuật số chiếm 30% GDP vào năm 2030 cũng như mong muốn 80% dân số có tài khoản thanh toán trực tuyến vào năm 2025, theo thông tin cung cấp từ chính phủ.

H.Long