Một số thành phố lớn bao gồm Thượng Hải và Nam Kinh đã công
bố chi tiết kế hoạch bán đất vào tháng 12, cung cấp nhiều lô đất hơn so với đợt
trước, tờ Securities Times đưa tin. Một số yêu cầu giao dịch được nới lỏng đối
với các nhà phát triển, chẳng hạn như bằng cách giảm tiền đặt cọc trước khi đấu
thầu hoặc không yêu cầu thanh toán đầy đủ trong vòng một tháng, tờ báo đưa tin.
Tình trạng sụt giảm thị trường nhà ở của Trung Quốc sâu sắc
hơn vào tháng trước khi sự sụt giảm về giá cả, doanh số bán và đầu tư bất động
sản mở rộng, gây thêm áp lực lên các nhà chức trách trong việc ổn định thị trường.
Các cơ quan quản lý đang điều chỉnh đối với lĩnh vực bất động sản sau khi cuộc
khủng hoảng tín dụng tại China Evergrande Group.
Khoảng 27% đất nền do chính quyền địa phương chào bán đã
không bán được vào tháng 9 sau khi không có nhà phát triển nào nộp hồ sơ dự thầu
- tỷ lệ cao nhất kể từ năm 2018, theo dữ liệu do China Real Estate Information
Corp tổng hợp. Vào tháng 10, doanh số bán đất theo giá trị đã giảm 24%.
Theo Viện Nghiên cứu và Phát triển Trung Quốc E-house, điều
đó có thể làm trầm trọng thêm vấn đề nợ tại các chính quyền địa phương, vốn dựa
vào việc bán đất chiếm khoảng 40% doanh thu của họ.
Chen Wenjing, phó giám đốc nghiên cứu tại Học viện Chỉ số
Trung Quốc cho biết: “Các dấu hiệu nới lỏng
đang xuất hiện trong việc bán đất, làm
giảm bớt áp lực dòng tiền cho các nhà phát triển bất động sản”. Chen cho biết
thêm, một số thành phố đã hạ thấp ngưỡng vốn cho đấu thầu để tăng lợi nhuận bán
đất.
Tuy nhiên, các hạn chế đấu thầu nhìn chung vẫn chặt chẽ theo yêu cầu của Bộ đất đai, Chen nói thêm. Hầu hết các thành phố vẫn sẽ xem xét kỹ lưỡng nguồn tiền thu được mà các nhà phát triển sử dụng để mua đất, nhằm đảm bảo rằng họ không thổi phồng thị trường bằng cách sử dụng vốn vay.