Nhắc
đến ngành dược, người tiêu dùng hẳn không còn xa lạ với cái tên Traphaco, thương
hiệu có tuổi đời trên 50 năm. Từ khi mới thành lập, hoạt động kinh doanh của
công ty đã gắn liền với với những sứ mệnh mang tính cộng đồng, với sản phẩm đầu
tiên là viên sáng mắt cho cán bộ lái tàu thức đêm phục vụ chiến trường. Đến
nay, Traphaco đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ để thích nghi tốt hơn với sự
thay đổi của ngành dược và đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu chăm sóc sức khỏe
khắt khe của người dân.
Tiền
thân là một tổ sản xuất thuốc của Ty Y tế đường sắt, thành lập ngày 28/11/1972,
những ngày đầu hoạt động của đơn vị chủ yếu là pha huyết thanh, chế thuốc bổ mắt
cho công nhân ngành đường sắt. Chủ động nâng mình lên bằng cách thành lập xí
nghiệp, rồi tiên phong triển khai cổ phần hóa sau đó, đã giúp Traphaco thay đổi
số phận của chính mình: từ làm theo chỉ đạo, đến tự chủ, làm những gì thị trường
cần, những sản phẩm người tiêu dùng có nhu cầu thực sự.
Hiện
nay, Traphaco đã xây dựng và vận hành 2 nhà máy sản xuất thuốc Tân dược và Đông
dược được chứng nhận đạt tiêu chuẩn GMP - WHO cùng 01 nhà máy chiết xuất hiện đại.
Nguồn nguyên liệu sản xuất thuốc của công ty được lấy từ các địa phương trên
toàn quốc, đạt tiêu chuẩn GACP-WHO. Nhờ áp dụng hệ thống quản trị chất lượng và
cách thức quản lý tiên tiến, Traphaco đã tạo ra những sản phẩm chất lượng cao
góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe mọi người. Các sản phẩm quen thuộc của
công ty quen thuộc với tủ thuốc gia đình phải kể đến như Hoạt huyết dưỡng não,
thuốc hỗ trợ gan mật, thuốc Cebraton, viên uống Hà Thủ Ô Traphaco, Boganic
forte....
Một số sản phẩm của Traphaco
Trải
qua nửa thế kỷ hình phát và phát triển, Traphaco vươn lên trở thành doanh nghiệp
hàng đầu trong mảng đông dược nói riêng và dược phẩm nói chung. Công ty đã xây
dựng được hệ thống phân phối trải rộng khắp cả nước với 28 chi nhánh và bán
hàng trực tiếp tới gần 30.000 nhà thuốc bán lẻ trên toàn quốc.
Sự
khác biệt khiến Traphaco gặp không ít khó khăn, thách thức trong quá trình hoạt
động nhưng cũng mở ra cơ hội lớn để chiếm lĩnh thị phần ở các dòng sản phẩm mà
Việt Nam có lợi thế sản xuất. Bởi thực tế, nguyên liệu để làm Đông dược chủ yếu
là các loài cây cỏ trong tự nhiên và nước ta lại được thiên nhiên ưu ái với điều
kiện thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp cho sự phát triển của nhiều loại dược liệu
quý.
Hướng đi khác biệt nhưng hiệu quả với mảng Đông Dược
Để đạt
được thành công ngày hôm nay, Traphaco đã để lại nhiều dấu ấn trên chặng đường
suốt hơn 50 năm qua. Bước ngoặt quan trọng đến vào năm 2009 khi Traphaco thực
hiện dự án Nghiên cứu, phát triển bền vững nguồn dược liệu Traphaco (Dự
án Green Plan), trong đó đã đưa ra mục tiêu phát triển một số dược
liệu chủ lực theo Hướng dẫn thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây
thuốc của Tổ chức Y tế thế giới (GACP-WHO). Thay vì nhập dược liệu với
chất lượng khó kiểm soát, công ty đã đi đầu trong việc hợp tác với người nông
dân tại nhiều vùng sâu, vùng xa để phát triển mô hình trồng dược liệu bền vững.
Nhà máy sản xuất đông dược với dây chuyền hiện đại và quy mô tầm cỡ được
Traphaco đầu tư.
Sứ mệnh
Traphaco hướng đến là sáng tạo dược phẩm xanh – dược phẩm sản xuất trên nền tảng
chuỗi cung ứng xanh từ nguồn nguyên liệu đến công nghệ sản xuất sạch, hệ thống
phân phối, dịch vụ thân thiện với môi trường và mang lại giá trị cho cộng đồng.
Traphaco đã ký hợp đồng với người nông dân từ cung cấp hạt giống, hỗ trợ kỹ thuật theo hướng dẫn của GACP-WHO, UEBT, Organic đến thu mua thành phẩm cho bà con. Qua nhiều năm triển khai, đến nay Traphaco đã xây dựng được vùng trồng actiso ở Sapa, rau đắng đất ở Phú Yên, bìm bìm biếc ở Phú Thọ (đều là nguyên liệu sản xuất thuốc bổ gan Boganic); vùng trồng đinh lăng ở Nam Định (nguyên liệu sản xuất hoạt huyết dưỡng não Traphaco dẫn đầu thị trường hiện nay); hay các vùng trồngđương quy (Bắc Hà, Lào Cai), chè dây ở huyện Bát Xát và thị xã Sapa (Lào Cai) đạt chuẩn trồng và thu hái dược liệu GACP của Tổ chức Y tế thế giới. Bên cạnh đó, các vùng trồng Hà thủ ô (huyện Hòa Lạc, tỉnh Cao Bằng), đại hồi ở Lạng Sơn, gừng ở Thái Nguyên, Bắc Kạn, cúc hoa vàng ở Văn Lâm (Hưng Yên), đậu đen ở Thái Bình, Hưng Yên, giảo cổ lam ở TP Hòa Bình và huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, Trạch tả ở Ninh Bình được kiểm soát theo chuẩn GACP-WHO. Nhờ đó, công ty đã tự chủ được nguồn nguyên liệu đầu vào đảm bảo chất lượng, đáp ứng cho nhu cầu sản xuất.
Vượt
lên trên lợi ích thuần của một doanh nghiệp, Traphaco còn giúp hàng ngàn hộ
nông dân vốn có cuộc sống bấp bênh, nghèo khó “đổi đời” nhờ vườn dược liệu, đem
lại việc làm bền vững và nguồn thu nhập cao. Với mô hình trồng/thu hái dược liệu
này, doanh nghiệp đã tạo thu nhập cho các hộ dân có thu nhập 8,6 triệu đồng đến
16,6 triệu đồng/hecta/tháng.
Triển vọng tăng trưởng khi mở rộng sang mảng Tân Dược
Nhằm
vươn lên vị trí số 1 ngành dược Việt Nam, lãnh đạo Traphaco hiểu rằng không thể
chỉ dừng lại ở các sản phẩm Đông dược. Trên thực tế, thị phần Đông dược chỉ chiếm
khoảng 20% trên thị trường, còn lại chủ yếu là Tân dược. Điều này đã thúc đẩy
Traphaco quyết tâm mở rộng sản xuất các sản phẩm Tân dược bên cạnh mục tiêu duy
trì vị thế vững chắc trong mảng Đông dược.
Dây chuyền sản xuất thuốc tân dược tại nhà máy sản xuất dược thông minh
Traphaco Hưng Yên
Từ năm 2017, Traphaco đã vận hành nhà máy sản xuất tân dược thông minh, công nghệ hiện đại bậc nhất, thân thiện môi trường. Những cánh tay robot thay thế sức người; dây chuyền thuốc nước công suất lớn được đồng bộ và tự động hóa từ pha chế tới đóng gói ra thành phẩm… Dù mới đẩy mạnh phát triển nhưng doanh thu Tân dược hiện đang chiếm khoảng 30-35% tổng doanh thu của Traphaco và công ty đặt mục tiêu nâng tỷ trọng doanh thu mảng này lên 60-65% trong tương lai. Đây không phải nhiệm vụ dễ dàng nhưng với sự hỗ trợ của đối tác chiến lược Daewoong đến từ Hàn Quốc, ban lãnh đạo Traphaco tự tin sẽ đạt được trong tương lai không xa để đạt mức doanh thu ước tính khoảng 26 triệu USD (doanh thu tích lũy của các sản phẩm sau 5 năm triển khai thị trường) theo như chia sẻ của lãnh đạo Traphaco và Daewoong khi 2 bên tiến hành chuyển giao công nghệ giai đoạn 2 hồi cuối tháng 8/2021.
Năm 2022,
Traphaco lên kế hoạch doanh thu thuần hợp nhất 2.345 tỷ đồng và lợi nhuận sau
thuế hợp nhất 286 tỷ đồng. Và sau khi công bố kết quả kinh doanh quý 3, công ty
đã thực hiện được 78% mục tiêu về doanh thu và tới 88% mục tiêu lợi nhuận cả
năm.
Ngoài
đối tác Hàn Quốc, Traphaco vẫn luôn tiếp tục tìm kiếm, mở rộng các đối tác chiến
lược để nhận chuyển giao, đa dạng dòng sản phẩm, phục vụ chiến lược phát triển
sản phẩm tân dược.