Thị trường nước hoa Trung Quốc từ trước tới nay vốn do các thương hiệu Châu Âu thống trị, tuy nhiên thời gian qua các thương hiệu trong nước đang bắt đầu trở nên thu hút khách hàng hơn bởi một làn sóng giới trẻ Trung Quốc có xu hướng thích và ưu tiên sử dụng các sản phẩm nội địa hơn là hàng nhập khẩu.

Một số ví dụ điển hình có thể kể đến như To Summer - 1 thương hiệu nước hoa lấy cảm hứng từ văn hóa châu Á, đã mở rất nhiều các phòng trưng bày ở Thượng Hải và nhiều thành phố lớn khác tại Trung Quốc, hay Documents – một thương hiệu nội địa khác khi mới đây đã nhận được khoản đầu tư mạo hiểm liên kết từ thương hiệu mỹ phẩm đình đám đến từ Pháp - L'Oreal

To Summer được thành lập vào năm 2018, với các sản phẩm sản xuất được lấy cảm hứng từ văn hóa, nghệ thuật và lịch sử phương Đông. Thương hiệu sử dụng các mùi hương như hoa mộc lan, tre và kim ngân hoa Nhật Bản trong các sản phẩm của mình. Các sản phẩm nước hoa của To Summer có giá khoảng 498 nhân dân tệ hay 70 đô la, sáp thơm với giá 189 nhân dân tệ.


Một cửa hàng của To Summer tại Thượng Hải

Bên cạnh mở các cửa hàng trưng bày và giúp khách hàng có thể trải nghiệm sản phẩm tại thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải và Thâm Quyến. Thương hiệu này cũng đầu tư rất nhiều cho mảng bán hàng trực tuyến, với các chương trình livestream trực truyến vào mỗi thứ 5 hàng tuần trên nền tảng WeChat. Và mỗi khi tung ra sản phẩm mới nhờ hệ thống này sản phẩm mới sẽ luôn được bán hết ngay lập tức.

Rất nhiều thương hiệu Trung Quốc khác đang ngày càng trở lên phổ biến. L'Oreal cho biết vào tháng 9 vừa qua, Hãng đã rót một khoản đầu tư vào Documents - thương hiệu xa xỉ mới của Trung Quốc, thông qua quỹ đầu tư mạo hiểm của công ty.

Các sản phẩm nước hoa cao cấp của Documents có giá khoảng 980 nhân dân tệ, được bày bán tại các cửa hàng ở Bắc Kinh, Thượng Hải và Thâm Quyến.

Một xu hướng gọi là “Guochao” (làn sóng Trung Quốc) đang giúp định hình và đánh giá lại các thương hiệu Trung Quốc – hiện đang lan rộng ở nước này. Mặc dù từ lâu rất nhiều người Trung Quốc luôn khao khát các thương hiệu nước ngoài, và “Guochao” đang thực sự thu hút và thúc đẩy những người trẻ yêu nước và tự tin với các sản phẩm được sản xuất nội địa.

Trên thị trường mỹ phẩm, các thương hiệu mới của Trung Quốc bao gồm Florasis và Perfect Diary lần lượt xuất hiện và giờ đây đang lan sang các thương hiệu nước hoa.

Theo số liệu được cung cấp từ các chuyên gia của iResearch Consulting Group, thị trường nước hoa ở Trung Quốc đã tăng 25% vào năm 2021 so với năm trước lên 13,6 tỷ nhân dân tệ, nhưng đó là con số nhỏ so với thị trường mỹ phẩm trị giá 455,3 tỷ nhân dân tệ vào năm 2021.

Thị trường nước hoa ở Trung Quốc chỉ chiếm 2,5% tổng thị trường toàn cầu vào năm 2020 và Người Trung Quốc chưa phải là những người sử dụng nhiều nước hoa.

Với việc Trung Quốc tuân thủ chính sách Zezo Covid nghiêm ngặt để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, mọi người bắt buộc phải đeo khẩu trang. Điều này đã khiến nhiều người, đặc biệt là những người trẻ tuổi, thể hiện bản thân thông qua nước hoa, thúc đẩy thị trường nước hoa tăng trưởng hai con số.

Mặc dù các thương hiệu lớn như Chanel, Christian Dior và nhiều thươn g hiệu nước ngoài khác vẫn kiểm soát phần lớn thị trường nước hoa Trung Quốc, nhưng các thương hiệu nội địa dường như đang cố gắng hết sức để phát triển.

Cùng với sự phát triển bùng nổ của xu hướng “Guochao”, các thương hiệu nội địa mới nổi Trung Quốc đang gia tăng các chi phí xúc tiến bán hàng, cắt giảm lợi nhuận và nỗ lực để xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ - chìa khóa để tồn tại.