Với quy mô đầu tư 1,2 tỷ USD, Dự án Khu phức hợp Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội được khởi công từ tháng 4/2023. Để đảm bảo các yêu cầu cao về tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng và mức độ an toàn từ Chính phủ Mỹ, Dự án đã lựa chọn sử dụng nhiều loại thép chất lượng cao của Tập đoàn Hòa Phát, trong đó đã cung cấp hơn 5.000 tấn thép thanh vằn mác ASTM A615/615M Grade 60 (theo tiêu chuẩn Mỹ) cơ lý tính cao.
Thép
thanh vằn chất lượng cao mác ASTM A615/615M Grade 60 của Hòa Phát được sản xuất
theo tiêu chuẩn Mỹ. Đây là loại thép đặc biệt với quy trình sản xuất không qua
tôi và được làm nguội tự nhiên, có cơ tính cao, độ dẻo dai lớn. Bề mặt ngoại
hình sản phẩm đáp ứng theo tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe của Chính phủ Mỹ, tổng
thầu B.L Harbert International và nhà thầu thi công chính Công ty Xây dựng Lê
Thy.
Trước
khi được lựa chọn sử dụng vào công trình Khu phức hợp Đại sứ quán Hoa Kỳ, Hòa
Phát đã phối hợp cùng đại lý phân phối của Tập đoàn là Công ty Cổ phần Thép Đất
Việt và nhà thầu thi công thực hiện các bước thẩm định năng lực sản xuất, thử
nghiệm theo yêu cầu kỹ thuật nghiêm ngặt của Chính phủ Mỹ.
Hòa Phát đã sản xuất được nhiều mác thép chất lượng
cao phục vụ các dự án lớn
Sau khi thẩm định hồ sơ năng lực sản xuất thép thanh vằn chất lượng cao ASTM A615/615M và ASTM A706/706M Grade 60 của Hòa Phát, các chuyên gia của tổng thầu và nhà thầu chính trực tiếp thi công dự án đã tiến hành thăm quan và trao đổi kỹ thuật tại Khu liên hợp Thép Hòa Phát Hải Dương để đánh giá. Tiếp theo, Hòa Phát tiến hành sản xuất mẫu thép và gửi sang Phòng thí nghiệm tại Washington D.C để kiểm tra, thí nghiệm để được cấp bản chấp thuận cuối cùng.
Ông
Đặng Việt Thanh, Trưởng phòng Công nghệ của Thép Hòa Phát Hải Dương cho biết, đến
nay, ngoài việc sản xuất – cung cấp thép chất lượng cao đặc biệt theo mác thép
ASTM A615/615M và ASTM A706/706M Grade 60 cho Dự án Khu phức hợp Đại sứ quán
Hoa Kỳ,Tập đoàn Hòa Phát đã đang tiếp nhận thêm nhiều đơn hàng thép xây dựng chất
lượng cao về cơ tính tổng hợp,đáp ứng yêu cầu cơ lý tính ổn định với nhiệt độ.
Trước
các yêu cầu về kỹ thuật chất lượng đặc thù của các dự án trọng điểm, kỹ sư công
nghệ của Tập đoàn Hòa Phát đã dựa trên các đặc điểm kỹ thuật và chất lượng của
sản phẩm để nghiên cứu sản xuất, điều chỉnh các yếu tố về quy trình sản xuất
đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe nhất theo yêu cầu của khách hàng và chủ đầu tư.
Hòa
Phát đã sản xuất thành công các sản phẩm thép thanh mác Grade 60 theo tiêu chuẩn
ASTM A615/A615M và ASTM A706/706M (theo tiêu chuẩn Mỹ), khẳng định vị thế vai
trò của nhà sản xuất thép lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Sản phẩm này đảm bảo yêu
cầu kỹ thuật về tính ổn định trong môi trường làm việc đặc thù. Thép thành phẩm
đạt yêu cầu tiêu chuẩn về giới hạn chảy thấp nhất là 420Mpa, giới hạn bền thấp
nhất 620Mpa, đặc biệt áp dụng theo công nghệ cán làm nguội tự nhiên, không tôi
qua nước.
Trước
khi được cấp vào dự án Đại sứ quán Hoa Kỳ, Hòa Phát đã làm chủ công nghệ sản xuất
loại thép không qua tôi và xuất khẩu đi Mỹ, Mexico, Peru... nhận được phản hồi
rất tích cực từ phía khách hàng. Tại thị trường trong nước, sản phẩm đã cung cấp
vào một số dự án như các tuyến Metro tại Hà Nội, TPHCM và nhiều dự án trọng điểm
khác.
Hiện
nay, hai Khu liên hợp của Hòa Phát tại Dung Quất và Hải Dương cũng đã nghiên cứu
phát triển các dòng sản phẩm thép chất lượng cao, nhất là các dòng sản phẩm
thép kỹ thuật đặc biệt và phức tạp như thép cuộn làm tanh lốp ô tô, đinh ốc
vít, lõi que hàn, cáp thang máy, thép làm cẩu trục, thép dự ứng lực, thép thanh
vằn đóng cuộn (DBIC) tiêu chuẩn BS4449 của Anh quốc, thép mác B500B, 500B đạt
chứng nhận UKCares.… đáp ứng cho ngành
công nghiệp phụ trợ cơ khí và chế tạo trong nước cũng như phục vụ xuất khẩu.
Thiết kế toàn cảnh trụ sở mới Đại sứ quán Mỹ tại Hà
Nội, nằm giữa Công viên Cầu Giấy và đường Phạm Văn Bạch.
Dự
án khu phức hợp Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội được xây dựng tại đường Phạm Văn
Bạch, quận Cầu Giấy, Hà Nội có diện tích 3,2 hecta và quy mô xây dựng 39.000 m2
khởi công ngày 15/4/2023. Với thiết kế lấy cảm hứng từ Vịnh Hạ Long, Toà nhà mới
của Đại sứ quán Hoa Kỳ dự kiến cao 8 tầng với tổng vốn đầu tư dự kiến 1,2 tỷ
USD.