Điều này
dường như đi ngược lại niềm tin truyền thống của chúng ta, bởi vì trong mắt hầu
hết mọi người, trở thành nhà lãnh đạo đồng nghĩa với việc có địa vị cao hơn,
nhiều quyền lực hơn và thu nhập tốt hơn. Tuy nhiên, hiện tượng này lại không phải
hiếm trong thực tế. Vậy tại sao một số người lại chọn cách hài lòng với hiện trạng
và không muốn trở thành lãnh đạo?
Nguyên
nhân có thể xuất phát từ những điều sau đây:
1. Không muốn chịu quá nhiều áp lực
Vị trí lãnh đạo có nghĩa là áp lực công việc và trách nhiệm lớn hơn. Với tư cách là người lãnh đạo, bạn chịu trách nhiệm về hiệu suất chung của nhóm, điều này chắc chắn có thể làm tăng thêm gánh nặng tâm lý. Trong khi đó, vị trí nhân viên chỉ cần chịu trách nhiệm về nội dung công việc của mình, tương đối ít căng thẳng hơn.
Khi đời sống
vật chất đã đạt đến ngưỡng hài lòng, một số người thà chọn một cuộc sống thoải
mái hơn là chịu quá nhiều căng thẳng. Nhất là với một nhóm người đang tìm kiếm
sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, trở thành nhà lãnh đạo có thể không phải
là lựa chọn lý tưởng.
2. Khả năng và sở thích cá nhân
Một số người
chỉ thích hợp làm nhân viên, không nhất thiết phải làm lãnh đạo. Họ biết rõ
năng lực của bản thân và biết mình có thể làm gì, không thể làm gì nên cảm thấy
thoải mái, dễ chịu hơn khi làm nhân viên bình thường.
Họ biết rõ
năng lực của bản thân và biết mình có thể làm gì, không thể làm gì nên cảm thấy
thoải mái, dễ chịu hơn khi làm nhân viên bình thường.
Quả thật,
mọi người đều có những đặc điểm và sở thích riêng. Một số người có thể có
chuyên môn và kỹ năng tốt trong một lĩnh vực nào đó nhưng lại không giỏi các kỹ
năng quản lý, kiểm soát và trao quyền. Nhận thức rõ điều đó, họ thích tập trung
vào lĩnh vực chuyên môn và phát triển nghiệp vụ của mình hơn là dành thời gian
và sức lực để học các kỹ năng lãnh đạo.
3. Không quan tâm đến việc thăng tiến
Một số người
có kế hoạch nghề nghiệp rất rõ ràng và tin rằng thăng tiến không phải là mục
đích của họ. Những người này chú ý nhiều hơn đến kinh nghiệm làm việc và phát
triển nghề nghiệp. Họ tin rằng việc đạt được cảm giác thành đạt và hài lòng
trong công việc quan trọng hơn việc thăng tiến.
4. Không thích quản lý người khác
Một số người
bẩm sinh không thích quản lý người khác. Họ muốn hoàn thành nhiệm vụ một cách độc
lập hơn là chỉ huy, điều phối nhiệm vụ cho một tập thể. Mà trở thành người lãnh
đạo có nghĩa là quản lý một nhóm, cần biết cách phân công nhiệm vụ, giải quyết
xung đột, v.v. Tất cả đều đòi hỏi những kỹ năng và kinh nghiệm quản lý nhất định.
Trở thành người lãnh đạo không phải là lựa chọn tốt cho người không thích quản
lý người khác.
Trở thành
người lãnh đạo không phải là lựa chọn tốt cho người không thích quản lý người
khác.
5. Sợ mất cuộc sống cá nhân
Để thành
công ở nơi làm việc thường đòi hỏi rất nhiều thời gian và sức lực. Trở thành một
nhà lãnh đạo thậm chí còn hơn thế nữa, vì bạn cần phải liên tục làm việc ngoài
giờ, đi công tác, giao lưu, xây dựng quan hệ, v.v. Đối với một số người, họ
thích dành nhiều thời gian hơn cho gia đình, bạn bè hoặc làm những việc mình
thích, chứ không mong tiêu tốn toàn bộ thời gian cho công việc. Vì vậy, nếu được
lựa chọn, họ sẽ tận hưởng thời gian làm nhân viên hơn là lãnh đạo.
Tóm lại, mỗi
người đều có kế hoạch và giá trị nghề nghiệp của riêng mình. Một số người ôm
tham vọng trở thành lãnh đạo vì coi đó là cột mốc đáng vinh dự trong sự nghiệp,
nhưng một số người lại không đặt nặng chuyện thăng tiến như vậy. Đối với những
người thích làm nhân viên hơn, họ có thể chú ý hơn đến trải nghiệm làm việc và
phát triển nghiệp vụ, hoặc muốn có nhiều thời gian hơn để tận hưởng cuộc sống.
Dù thế nào đi nữa, chúng ta cần tôn trọng sự lựa chọn và giá trị của mọi người,
nhưng cũng cần nhận ra rằng trở thành nhà lãnh đạo không phải là con đường sự
nghiệp duy nhất.