Theo thông tin từ
Nikkei cho biết, Nhật Bản đã bổ sung thiết bị sản xuất chất bán dẫn tiên tiến
vào danh sách kiểm soát xuất khẩu. 23 mặt hàng đã được thêm vào danh sách, bao
gồm thiết bị cần thiết để tạo thành các mẫu mạch và chip thử nghiệm. Các mặt hàng
này được yêu cầu sẽ phải có giấy phép riêng lẻ, trừ trường hợp xuất khẩu sang
42 quốc gia và vùng lãnh thổ được coi là “thân thiện”
Theo các nhà
quan sát trong ngành đánh giá động thái mới của Nhật Bản được cho là sẽ khiến
Trung Quốc gặp khó khăn hơn trong việc nhập khẩu các công cụ sản xuất chip công
nghệ cao, và có thể sẽ gây ra phản ứng từ Bắc Kinh.
Yoshiaki
Takayama - nhà nghiên cứu tại Viện Quan hệ Quốc tế Nhật Bản, cho biết: “Việc
sản xuất các thiết bị bán dẫn tiên tiến sẽ có thể trở lên khó khăn hơn với
Trung Quốc trong khoảng thời gian sắp tới”.
Trong số danh mục
hạn chế lần này có thiết bị sản xuất in thạch bản cực tím (in khắc EUV) và máy
khắc xếp chồng bộ nhớ ba chiều. Đây là những thiết bị được sử dụng trong sản xuất
chip hiệu suất cao để tạo ra những sản phẩm tiên tiến nhất thế giới.
Động thái hạn chế
quyền tiếp cận các công cụ sản xuất chip của Nhật Bản được đưa ra sau khi Mỹ
tăng cường kiểm soát xuất khẩu sang Trung Quốc vào tháng 10 năm ngoái, nhằm vào
các chip được sử dụng trong siêu máy tính và trí tuệ nhân tạo, những thứ có tiềm
năng ứng dụng trong lính vực quân sự.
Mỹ đã kêu gọi Nhật
Bản và Hà Lan, là 2 trong số các nhà cung cấp thiết bị sản xuất chất bán dẫn lớn
nhất thế giới, thực hiện các bước đi tương tự của mình. Trong đó các hạn chế mới
của Hà Lan sẽ có hiệu lực vào tháng 9 tới. Nhà sản xuất ASML của Hà Lan kiểm
soát thị trường máy in thạch bản EUV, trong khi Nhật Bản là quê hương của các
nhà cung cấp thiết bị ngành công nghiệp sản xuất chip hàng đầu như Tokyo
Electron và Screen Holdings.
Nhật Bản cũng được
xem là nguồn cung cấp thiết bị sản xuất chất bán dẫn hàng đầu của Trung Quốc, khi
chiếm khoảng 1/3 giá trị nhập khẩu của Trung Quốc trong phân khúc này vào năm
2022, dữ liệu thống kê theo ITC (International trade Centre – Trung tâmThương mại
Quốc tế là cơ quan chung của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Liên Hợp Quốc
(UN)). Như vậy việc áp dụng các quy tắc xuất khẩu mới trong lĩnh vực chíp bán dẫn
của Nhật bản có thể khiến Trung Quốc phải đối mặt với những hạn chế ở phân khúc
cao cấp.
Mặc dù vậy, các nhà cung cấp Nhật Bản vẫn có cơ hội phát triển ở Trung Quốc trong các lĩnh vực khác ngoài lĩnh vực tiên tiến của ngành. Xuất khẩu thiết bị để sản xuất những loại chip cũ hơn, được gọi là chip kế thừa, vẫn mạnh mẽ. Trung Quốc đã tăng cường sản xuất những con chip này để đáp lại những hạn chế của Hoa Kỳ.
Đối với Nhật Bản, mối quan tâm lớn hơn là Bắc Kinh sẽ phản ứng thế nào với các biện pháp kiểm soát xuất khẩu. Vào tháng 5, Trung Quốc cho biết họ sẽ cấm sử dụng chip do Micron Technology có trụ sở tại Hoa Kỳ sản xuất trong cơ sở hạ tầng quan trọng, một động thái được nhiều người coi là sự trả đũa đối với Washington. Bắt đầu từ tháng 8, Trung Quốc sẽ yêu cầu giấy phép xuất khẩu đối với hợp chất gali và germanium , được sử dụng trong ngành công nghiệp bán dẫn và điện tử. Trong khi đó loại vật liệu này cũng tương đối phù hợp với Nhật Bản và có thể sẽ phải khiến quốc gia này tìm khiếm nguồn cung thay thế khi Trung Quốc cũng đã đưa ra những ám chỉ về các phản ứng tiếp thoe.
Theo Nikkei