Quyết định
cấm xuất khẩu này có hiệu lực ngay lập tức.
Theo đó,
chỉ một số trường hợp được tiếp tục xuất khẩu gạo gồm: lô hàng bắt đầu đưa lên
tàu trước thời điểm thông báo; các lô hàng đã có hóa đơn vận tải đã được điền,
con tàu đã cập cảng Ấn Độ và thứ tự bốc hàng lên tàu đã được cấp.
Các lô
hàng đã được chuyển cho Hải quan trước khi thông báo và đã được đăng ký trên hệ
thống hải quan điện tử hoặc lô hàng đã đưa vào kho hải quan để xuất khẩu trước
thời điểm thông báo. Thời điểm xuất khẩu các lô hàng này là đến 31/8/2023.
Lô hàng được
xuất khẩu theo giấy phép của Chính phủ Ấn Độ tới các quốc gia nhằm đáp ứng nhu
cầu An ninh lương thực và dựa trên đề nghị của Chính phủ nước đó.
Trước đó,
theo nguồn tin từ Bloomberg, Chính phủ Ấn Độ thảo luận về kế hoạch cấm xuất khẩu
tất cả loại gạo không phải basmati (loại gạo hạt dài được trồng chủ yếu ở Ấn Độ).
Kế hoạch này nhằm ứng phó với tình trạng giá gạo đang tăng cao trong nước, đồng
thời giới chức trách Ấn Độ muốn tránh nguy cơ lạm phát trỗi dậy trước các cuộc
bầu cử quan trọng tại nước này.
Đáng nói,
thời gian gần đây, lượng mưa không đồng đều ở các khu vực trồng lúa của Ấn Độ đẩy
giá lúa tăng 20% chỉ trong 10 ngày.
Lệnh cấm
trên nếu được thực hiện sẽ ảnh hưởng đến khoảng 80% lượng gạo xuất khẩu của Ấn
Độ.
Tháng
9/2022, Ấn Độ cũng quyết định cấm xuất khẩu gạo tấm (broken-rice), mã HS 1006
4000. Cùng với đó, áp thuế xuất khẩu 20% đối với một số loại thóc gạo, như:
thóc (HS 100610), gạo lứt và các loại gạo khác trừ gạo đồ, gạo Basmati.
Ngay lập tức,
giá gạo trên toàn cầu bị tác động mạnh. Giá gạo Việt Nam khi đó tăng từng ngày.
Số liệu từ Bộ Công Thương Ấn Độ, trong tháng 5/2023, Việt Nam nhập khẩu khối lượng gạo kỷ lục từ Ấn Độ, đạt khoảng 101 nghìn tấn, tăng 56,64% so với tháng 5/2022. Việt Nam vươn lên đứng thứ 4 trong số các nước nhập khẩu gạo Ấn Độ, tính về khối lượng.
5 tháng đầu
năm 2023, Việt Nam nhập khẩu 367,5 nghìn tấn gạo Ấn Độ, tăng 31,76% so với cùng
kỳ, đứng thứ 8 trong số các nước nhập khẩu gạo Ấn Độ.
Thương vụ
Việt Nam tại Ấn Độ khuyến nghị, các doanh nghiệp Việt Nam đang nhập khẩu gạo từ
Ấn Độ cần liên hệ ngay với các đối tác xuất khẩu để kiểm tra tình trạng hàng
hóa.
Giá gạo 5%
tấm của Việt Nam giao dịch ngày 19/7 ở mức 533 USD/tấn, gạo cùng loại của Thái
Lan tăng lên 541 USD/tấn, trong khi đó gạo Ấn Độ ổn định ở mức 493 USD/tấn. So
với ngày 18/7, giá gạo của Việt Nam và Thái Lan tăng lần lượt 5 USD/tấn và 6
USD/tấn.
Theo VNN