Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD) và Việt Nam vừa ký kết thỏa thuận
về Dự án Phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp thông minh với khí hậu (CSAT) nhằm
thúc đẩy tăng trưởng nông nghiệp toàn diện và bền vững ở Đồng bằng sông Cửu
Long.
Dự án sẽ tạo cơ hội thu nhập bền vững và cải thiện sinh kế nông thôn cho
60.000 gia đình làm nông nghiệp quy mô nhỏ.
Mặc dù Việt Nam đạt được những tiến bộ ấn tượng trong việc giảm nghèo trong
30 năm qua, nhưng phần lớn người nghèo của đất nước (86%) sống ở vùng sâu, vùng
xa và miền núi. Thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn Việt Nam chưa bằng một
nửa so với thành thị. Trong khi nông nghiệp, sử dụng 37% dân số, đã đóng góp rất
lớn vào tăng trưởng kinh tế, nó cũng được đặc trưng bởi việc khai thác tài
nguyên thiên nhiên không bền vững.
Ở ĐBSCL, việc sử dụng quá mức nước mặt và nước ngầm đang dẫn đến tình trạng
khan hiếm nước. Các tác động của biến đổi khí hậu như mực nước biển dâng cao, hạn
hán và nhiệt độ tăng cũng đã gây thiệt hại cho ngành nông nghiệp.
Ông Ambrosio Barros, Giám đốc Quốc gia IFAD tại Việt Nam cho biết: “Nông dân quy mô nhỏ của Việt Nam, đặc biệt là ở Đồng bằng sông Cửu Long, phải đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm giá lương thực và nhiên liệu không ổn định cũng như tác động của biến đổi khí hậu”. Ông nói thêm: “Mục tiêu của chúng tôi là tạo điều kiện cho nông dân quy mô nhỏ, đặc biệt là phụ nữ và thanh niên nông thôn chuyển từ nền nông nghiệp tự cung tự cấp sang nền nông nghiệp định hướng thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, giúp họ có thu nhập tăng và bền vững”.
Các hộ gia đình nông thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long bị hạn chế tiếp cận với
cơ sở hạ tầng nước, bảo hiểm và các dịch vụ tư vấn nông nghiệp nhạy cảm với khí
hậu để giảm thiểu rủi ro – một lỗ hổng nghiêm trọng ở vùng đồng bằng trũng thấp
được xác định là một trong những vùng dễ bị tổn thương nhất trước biến đổi khí
hậu, đặc biệt là ở về mực nước biển dâng, hạn hán, nhiệt độ cực cao và bão
nghiêm trọng.
CSAT sẽ đầu tư vào cơ sở hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu cần thiết để
phát triển các chuỗi giá trị toàn diện và bền vững. CSAT sẽ hỗ trợ tiếp cận tốt
hơn với các dịch vụ tài chính và khuyến nông, đồng thời khuyến khích nông dân
quy mô nhỏ áp dụng các công nghệ bền vững với môi trường và thích ứng với biến
đổi khí hậu, bao gồm cả việc sử dụng nước hiệu quả. CSAT cũng sẽ làm việc để
tích hợp khả năng phục hồi khí hậu mạnh mẽ hơn trong quy hoạch cấp tỉnh và khu
vực.
IFAD đang cung cấp khoản vay 43 triệu USD cho tổng chi phí dự án (136,4 triệu
đô la) trong 5 năm. Ngoài ra, Quỹ Khí hậu và Phát triển Hà Lan đang cung cấp
40,01 triệu USD, và chính phủ quốc gia đang cung cấp 17,87 triệu USD, với 4,6
triệu USD được đóng góp bằng hiện vật bởi những người tham gia dự án. Nguồn tài
chính bổ sung của khu vực tư nhân sẽ được cung cấp cho các nhóm sản xuất và đầu
tư vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như phát triển chuỗi giá trị.
Tại Việt Nam, IFAD đã hỗ trợ 17 dự án mang lại lợi ích trực tiếp cho
738.470 hộ gia đình, với chi phí 788,10 triệu USD với khoản vay IFAD là 463,49
triệu USD. IFAD tập trung vào các hoạt động có tác động lớn nhất đến tình trạng
nghèo đói còn tồn đọng ở khu vực nông thôn, phát triển các đổi mới dựa trên thị
trường để hỗ trợ người nghèo.
IFAD là một tổ chức tài chính quốc tế và là cơ quan chuyên trách của Liên hợp
quốc. Có trụ sở tại Rome - trung tâm nông nghiệp và lương thực của Liên Hợp Quốc
- IFAD đầu tư vào người dân nông thôn, trao quyền cho họ giảm nghèo, tăng cường
an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và tăng cường khả năng phục hồi.
HnT