Từ đầu nhiệm
kỳ 2020 - 2025 đến nay, tại Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh
Thanh Hóa đã cấp mới 86 dự án đầu tư trong nước và 22 dự án đầu tư nước ngoài,
với tổng vốn đăng ký đầu tư 22.773 tỉ đồng và 323 triệu USD.
Trong đó,
nổi bật là dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Nghi Sơn tại Khu kinh tế Nghi Sơn có
quy mô xây dựng 1 nhà máy điện LNG có công suấ 1.500MW; 1 bến cảng nhập khí
LNG; đê chắn sóng dài khoảng 1km và các công trình hạ tầng phụ trợ phục vụ cảng
nhập LNG gồm: Kho chứ LNG và trạm tái hoá khí tên bờ với quy mô 1 bồn chứa khoảng
230.000m3; 1 trạm tái hoá khí công suất khoảng 1,2 triệu tấn/năm, hạ tầng kỹ
thuật cho kho chứa LND và trạm tái hoá khí xây dựng hệ thống đường ống dẫn khí
từ trạm tái hoá khí đến nhà máy điện LNG, công suất khoảng 1,2 triệu tấn/năm.
Diện tích
thực hiện dự án dự kiến khoảng 68,2ha; với tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng
58.026 tỷ đồng; tương đương khoảng gần 2,5 tỷ USD.
Thời hạn
hoạt động của dự án là 50 năm, tiến độ thực hiện dự án vận hành thương mại trước
năm 2030. Địa điểm dự án tại khu vực phía Nam cảng Nghi Sơn, thuộc xã Hải Hà,
thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá.
Trước đó,
vào chiều ngày 28/2, hội nghị Ban thường vụ Tỉnh uỷ được tổ chức để cho ý kiến
về chủ trương đầu tư dự án. Theo tờ trình của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh, Ban Quản
lý khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp đã tiếp nhận hồ sơ đề nghị chấp
thuận chủ trương đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LND Nghi Sơn của 5 nhà đầu tư.
Dự kiến,
đây sẽ là cuộc 'tranh tài" khốc liệt giữa 5 nhà đầu tư đã lọt vào danh
sách bao gồm:
Tổ hợp nhà
đầu tư tập đoàn điện lực lớn nhất Nhật Bản JERA và Tập đoàn SOVICO (Việt Nam).
Tổ hợp nhà đầu tư JERA - SOVICO đã theo đuổi dự án từ năm 2020. Trong đó, JERA đã có nhiều chuyến khảo sát thực địa và làm việc tích cực với lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá từ tháng 2 năm 2023 đến nay. Đây cũng là nhà đầu tư đã đề xuất địa điểm cụ thể xây dựng nhà máy ở khu vực phía Nam khu kinh tế Nghi Sơn.
Trong tổ hợp
này, JERA liên doanh giữa Tokyo Electric Power và Chubu Electric Power là doanh
nghiệp phát điện lớn nhất tại Nhật Bản. Công ty tham gia vào các dự án năng lượng
tái tạo ở khắp châu Á, bao gồm cả Ấn Độ và Thái Lan.
Sau khi hoàn thành, đây được dự báo sẽ là "siêu dự án" tỷ đô lớn
thứ 3 trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá
JERA đã vận
hành nhà máy nhiệt điện khí tại Việt Nam từ năm 2005. Công ty Nhật Bản này coi
Việt Nam là "ưu tiên", nơi họ có tiềm năng mạnh mẽ để tham gia vào cả
LNG và các dự án năng lượng tái tạo.
Hiện, công
ty này đang lên kế hoạch xây dựng nhà máy điện chạy bằng khí thiên nhiên hóa lỏng
(LNG) và các cơ sở xếp dỡ LNG tại Việt Nam. Trước đó, đầu năm 2023, JERA đã bắt
đầu hoạt động toàn diện tại quốc gia Đông Nam Á với công ty con Jera Energy
Vietnam Co Ltd. tại Hà Nội.
Tổ hợp nhà
đầu tư Tổng Công ty Điện lực Nam Hàn Quốc (KOSPO), Tổng Công ty khí Hàn Quốc
(KOGAS), Tập đoàn xây dựng và kỹ thuật Daewoo (Daewoo E&C) và Tổng Công ty
đầu tư xây dựng và thương mại Anh Phát.
Trong liên
danh này, ngoài 3 ông lớn đến từ Hàn Quốc, Tập đoàn Anh Phát là doanh nghiệp tư
nhân có quy mô lớn nhất tại Thanh Hóa. Anh Phát hoạt động đầu tư đa ngành trong
đó trụ cột và nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu. Trong đó, KOSPO là đơn vị điều
hành nhà máy điện khí lớn nhất Hàn Quốc, với sản lượng điện cung ứng nội địa
chiếm 9,1% tổng công suất tiêu thụ. Doanh nghiệp này đang cung ứng trên 2.000MW
điện LNG, trên 7.000MW điện tái tạo tại Mỹ, Qatar, Indonesia, Ấn Độ và Việt
Nam.
Bên cạnh
đó, doanh nghiệp này còn được biết đếm trong lĩnh vực kinh doanh nước sạch, hạ
tầng khu công nghiệp, đầu tư các khu nghỉ dưỡng, du lịch, nhà hàng cao cấp tại
địa phương. Tại Khu kinh tế Nghi Sơn, ngoài nhà máy cung cấp nước sạch và tổng
kho xăng dầu doanh nghiệp này cũng đang đầu tư dự án Khu công nghiệp Đồng Vàng
có tổng mức đầu tư hơn 2.500 tỷ. Anh Phát cũng là chủ đầu tư khu vực bến số 3,
số 4 và số 5 cảng Nghi Sơn có tổng mức đầu tư hơn 1.600 tỷ đồng.
Về KOGAS, đây là doanh nghiệp vận hành cảng LNG và nhập khẩu LNG lớn nhất thế giới và là đơn vị cung ứng khí gas tự nhiên hàng đầu của Hàn Quốc trong suốt 37 năm qua.
Daewoo
E&C được biết đến là một trong bốn tập đoàn xây dựng hàng đầu của Hàn Quốc.
Tổ chức này đã đầu tư và phát triển hơn 300 dự án tại 47 quốc gia và cùng lãnh
thổ trên toàn thế giới. Daewo E&C có mặt tại Việt Ban từ khá sớm và cũng là
công ty xây dựng đầu tiên của Hàn Quốc thành lập văn phòng đại diện tại Việt
Nam.
Tập đoàn
năng lượng Gulf đến từ Vương quốc Thái Lan.
Tập đoàn
năng lượng Gulf cũng là một đối thủ tiềm năng. Được biết trong thời gian qua,
giữa tập đoàn kinh tế đến từ Thái Lan này và lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều
chuyến thăm, tiếp xúc song phương nhằm tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Thanh Hóa,
trong đó có dự án Nhà máy nhiệt điện LNG tại Nghi Sơn. Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa
cũng đã có những chuyến viếng thăm đến trụ sở Tập đoàn này tại Thái Lan để xúc
tiến đầu tư.
Bên cạnh
việc theo đuổi dự án LNG tại Nghi Sơn, Tập đoàn năng lượng hàng đầu Thái Lan
này cũng đã đánh tiếng mong muốn đầu tư nhà máy điện khí có quy mô đầu tư lên đến
5 tỷ USD tại tỉnh Nam Định.
Ngoài ra,
quá trình mở rộng hoạt động của Gufl Energy đã diễn ra từ năm 2018, khi tập
đoàn này mua cổ phần của hai dự án năng lượng mặt trời GTN1 và GTN2 tại Tây
Ninh và 2 trang trại điện gió tại Gia Lai.
Nhà đầu tư
SK E&s (Hàn Quốc) và Liên danh Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV
Power - POW) - CTCP Tập đoàn T&T.
SK E&S
là công ty năng lượng thuộc SK Group (tập đoàn tư nhân lớn thứ hai của Hàn Quốc,
hiện sở hữu hệ sinh thái gồm 304 công ty con và chi nhánh phát triển hoạt động
trong nhiều lĩnh vực như hoá chất, chất bán dẫn, viễn thông và công nghệ sinh học…).
SK E&S
là công ty tư nhân đầu tiên tại Hàn Quốc xây dựng chuỗi giá trị LNG toàn phần
và tham gia kinh doanh nguồn năng lượng thế hệ tiếp theo trong ngành công nghiệp
hydro và thiết lập một danh mục đầu tư xanh.
Ngoài ra,
nhà đầu tư SK E&S và Tổ hợp liên danh PV Power bắt tay cùng Tập đoàn
T&T cũng là những nhân tố có thể gây bất ngờ.
NSTT