Theo đó, từ
năm 2023 đến nay, Chính phủ đã có chủ trương cho phép tỉnh Hà Nam xây dựng các
KCN Đồng Văn I mở rộng; KCN Đồng Văn III phía Đông đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh
Bình; KCN Thái Hà giai đoạn II; KCN Đồng Văn V; KCN Kim Bảng I. Để nâng cao hiệu
quả thu hút đầu tư vào các KCN, UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương phối hợp với
nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, xây dựng
hạ tầng đồng bộ, tăng cường xúc tiến đầu tư… thu hút các doanh nghiệp vào hoạt
động.
Tháng
8/2024, Công ty cổ phần Đầu tư Bất động sản Taseco (Taseco Land) phối hợp với
UBND tỉnh tổ chức Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng
KCN hỗ trợ Đồng Văn III phía Đông đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình. Quy mô dự
án có diện tích 223 ha, nằm ở phía Đông đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình thuộc
các phường, xã: Yên Bắc, Tiên Nội, Hòa Mạc, Tiên Ngoại, Yên Nam của thị xã Duy
Tiên, với tổng nguồn vốn đầu tư 2.300 tỷ đồng. Sau hơn 9 tháng kể từ ngày nhận
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, đến nay địa phương đã tập trung giải phóng mặt
bằng để bàn giao cho doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng. Dự kiến nhà đầu tư sẽ
hoàn thành thi công hạ tầng kỹ thuật và bàn giao đất giai đoạn 1 khoảng gần
100ha cho các nhà đầu tư vào xây dựng nhà máy trong quý I/2025.
Giai đoạn
2 và giai đoạn 3 sẽ được hoàn thành, bàn giao cho các nhà đầu tư vào cuối năm
2025. Hiện nay nhà đầu tư đang tập trung san lấp mặt bằng, thi công hạ tầng
giao thông, hệ thống tiêu thoát nước. Theo quy hoạch và cam kết của nhà đầu tư,
dự án được đầu tư xây dựng hạ tầng đồng bộ để thu hút các nhà đầu tư vào hoạt động.
Đối với các doanh nghiệp phục vụ dịch vụ như điện, nước sạch, viễn thông… sẽ
cung cấp dịch vụ đến chân hàng rào cho các doanh nghiệp thứ cấp đầu tư vào KCN
Đồng Văn III.
Cùng với
KCN Đồng Văn III, thời gian qua, Chính phủ đã có chủ trương cho phép tỉnh Hà
Nam xây dựng các KCN Đồng Văn I mở rộng; KCN Thái Hà giai đoạn II; KCN Đồng Văn
V; KCN Kim Bảng I. Cụ thể, KCN Đồng Văn V giai đoạn 1 với quy mô sử dụng đất của
dự án là 237,29 ha, trong đó bao gồm phần diện tích đất hành lang an toàn lưới
điện 110kV theo quy hoạch phân khu xây dựng KCN Đồng Văn V đã được cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
Nhà đầu tư của dự án là Công ty cổ phần Hạ tầng Hà Nam. Tổng vốn đầu tư của dự án là 2.911,295 tỷ đồng, trong đó vốn góp của nhà đầu tư là 436,694 tỷ đồng. Địa điểm thực hiện dự án tại phường Tiên Nội, các xã Tiên Ngoại, Yên Nam (Duy Tiên). KCN Kim Bảng I có quy mô sử dụng đất của dự án là 230 ha, trong đó bao gồm phần diện tích đất hành lang an toàn lưới điện cao thế 500kV và các tuyến kênh tưới mới theo quy hoạch phân khu xây dựng KCN Kim Bảng I đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Dự án được xây dựng tại các xã: Lê Hồ, Đại Cương và Đồng Hóa (Kim Bảng) với tổng vốn đầu tư 2.653,311 tỷ đồng, trong đó vốn góp của nhà đầu tư là 400 tỷ đồng. KCN Thái Hà giai đoạn II có diện tích khoảng 100ha, trong đó, chiếm chủ yếu là đất xây dựng nhà máy, kho với tỷ lệ 75%, tương đương khoảng 75ha. KCN Thái Hà nằm dọc theo đường nối 2 cao tốc: Cầu Giẽ - Ninh Bình và Hà Nội - Hải Phòng, nằm trên quy hoạch đường vành đai 5 Thủ đô, thuộc khu vực nút giao cầu Thái Hà và cầu Hưng Hà (nối liền 3 tỉnh Hà Nam, Hưng Yên, Thái Bình). KCN Đồng Văn I mở rộng phía Đông Bắc nút giao Vực Vòng – khu B tỉnh Hà Nam. Theo chủ trương, dự án trên được đầu tư tại phường Bạch Thượng, phường Yên Bắc (Duy Tiên) với quy mô 49,06 ha; tổng vốn đầu tư hơn 541 tỷ 521 triệu đồng do Công ty cổ phần Tập đoàn Hóa chất Nhựa là chủ đầu tư dự án.
Một góc KCN Đồng Văn I mở rộng, phường Bạch Thượng, thị xã Duy Tiên. Ảnh: Đức Huy
Theo quy
hoạch các KCN trên sẽ được xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, bảo đảm các dịch vụ
điện, nước sạch, khu xử lý nước thải... đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư. Trong
quá trình đầu tư xây dựng, các KCN cũng đã thu hút được nhà đầu tư thứ cấp vào
hoạt động.
Cụ thể, tại
KCN Đồng Văn I mở rộng đã thu hút được Dự án “Nhà máy sản xuất thực phẩm của
Pepsico tại Hà Nam” do Công ty TNHH Thực phẩm Pepsico Việt Nam làm chủ đầu tư,
đánh dấu 30 năm Pepsico có mặt tại Việt Nam, trên tổng diện tích 80.000 m2 với
tổng vốn đầu tư 2.000 tỷ đồng, Nhà máy sản xuất thực phẩm của Pepsico tại Hà
Nam dự kiến sẽ hoàn thành vào quý III/2025. Với việc ứng dụng công nghệ hiện đại,
sử dụng năng lượng tái tạo trong quá trình hoạt động sản xuất, khi đi vào hoạt
động ổn định, nhà máy của Pepsico Hà Nam dự kiến sẽ cung cấp ra thị trường
23.000 tấn snack các loại. Pepsico Việt Nam cũng có định hướng đầu tư mở rộng
vùng nguyên liệu tại Hà Nam và các tỉnh phía Bắc với việc áp dụng phương pháp
nông nghiệp tái tạo và công nghệ kỹ thuật số. Dự án nhà máy mới sẽ đóng góp vào
sự phát triển kinh tế của tỉnh; đồng thời nhà đầu tư cam kết: sẽ thực hiện đúng
các quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, đất đai, bảo vệ môi trường; thực
hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; triển khai dự án đúng tiến độ,
bảo đảm chất lượng.
Ông Lưu Trần
Sơn, Trưởng Ban Quản lý các KCN tỉnh cho biết: Ban Quản lý các KCN tỉnh sẽ phối
hợp với các ngành, địa phương hỗ trợ các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công
các dự án và thu hút các nhà đầu tư thứ cấp vào hoạt động. Ban cũng hướng dẫn,
kiểm tra, giám sát nhà đầu tư thực hiện theo quy hoạch phân khu xây dựng KCN;
hoàn thành thủ tục xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng; bảo đảm địa
điểm, quy mô diện tích của dự án phù hợp với chủ trương đầu tư dự án được cấp
có thẩm quyền phê duyệt. Hỗ trợ nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng các KCN, nhanh
chóng phối hợp với chủ đầu tư hoàn thành các dự án nâng cấp hoàn thiện hệ thống
hạ tầng giao thông cạnh các KCN nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các
dự án hạ tầng kỹ thuật theo hướng bảo đảm kết nối đồng bộ với khu vực lân cận để
thu hút các tập đoàn đầu tư lớn, các dự án công nghệ cao, công nghệ mới, công
nghệ sạch, quản trị hiện đại.
Với quỹ đất
công nghiệp sạch, được đầu tư hạ tầng đồng bộ theo hướng KCN xanh, thân thiện với
môi trường, thời gian tới, các KCN mới trên địa bàn tỉnh sẽ là điểm hấp dẫn của
nhiều nhà đầu tư.
BHN