Phó Thủ tướng
Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 179/QĐ-TTg ngày 16/2/2024 phê duyệt Chiến lược
phát triển ngành Xây dựng đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.
Tạo môi
trường thuận lợi, bình đẳng trong đầu tư xây dựng
Mục tiêu
chung đến năm 2030 đẩy mạnh công tác hoàn thiện hệ thống thể chế, công cụ quản
lý, đảm bảo tính đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, hiện đại, hội nhập, tạo môi trường
thuận lợi, bình đẳng, minh bạch cho các chủ thể tham gia các hoạt động đầu tư
xây dựng; thực thi pháp luật hiệu lực, hiệu quả trong các lĩnh vực của ngành
Xây dựng.
Nâng cao
năng lực ngành Xây dựng để đảm nhận được toàn bộ các khâu quản lý, thiết kế,
mua sắm, thi công các công trình xây dựng hiện đại, phức tạp, quy mô lớn và từng
bước cạnh tranh, mở rộng thị trường hoạt động ra nước ngoài. Phát triển mạnh
công nghiệp vật liệu xây dựng theo hướng tiết kiệm năng lượng và tài nguyên
khoáng sản, thân thiện với môi trường, có hàm lượng công nghệ cao, đáp ứng nhu
cầu trong nước, tăng cường xuất khẩu vật liệu xây dựng cao cấp, phát triển các
vật liệu xây dựng mới. Ứng dụng công nghệ trong quản lý đầu tư xây dựng, thiết
kế, thi công, quản lý chất lượng công trình.
Đẩy nhanh
tốc độ, nâng cao chất lượng đô thị hoá và kinh tế đô thị. Xây dựng cơ chế,
chính sách thúc đẩy phát triển hệ thống đô thị hài hoà, phù hợp với tiềm năng,
lợi thế của từng vùng, từng địa phương; phát triển mạnh các đô thị vệ tinh của
một số đô thị lớn, nhất là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ bản hoàn thành hệ
thống thể chế, cơ chế, chính sách, công cụ quản lý; xây dựng mô hình chính quyền
đô thị gắn với quản trị đô thị hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh; từng bước
nâng cao chất lượng phát triển đô thị cả về kinh tế, xã hội, kết cấu hạ tầng,
kiến trúc, nhà ở, chất lượng sống của người dân.
Nâng cao
chất lượng quy hoạch xây dựng
Đồng thời,
đổi mới và nâng cao chất lượng quy hoạch xây dựng; xây dựng nền kiến trúc hiện
đại, bền vững, giàu bản sắc, đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển văn hóa. Phát
triển đô thị có tầm nhìn dài hạn; hình thành một số chuỗi đô thị thông minh tại
các khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam và miền Trung; từng bước kết
nối với mạng đô thị thông minh trong khu vực và thế giới; xây dựng các đô thị
carbon thấp giảm phát thải khí nhà kính, đô thị theo hướng đô thị xanh, có bản
sắc, có tính tiên phong và dẫn dắt các hoạt động đổi mới sáng tạo, trở thành động
lực của phát triển.
Cùng với
đó là góp phần hoàn thành cơ bản xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung của
các đô thị trung tâm cả nước và các vùng đồng bộ, hiện đại, đủ năng lực phục vụ.
Tăng cường năng lực hệ thống hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu. Từng bước
phát triển không gian ngầm tại các đô thị lớn. Tăng tính kết nối giữa các đô thị
trong nước và khu vực; gắn kết phát triển đô thị và nông thôn.
Xây dựng
cơ chế minh bạch đánh giá giá trị bất động sản theo cơ chế thị trường. Giải quyết
cơ bản yêu cầu về nhà ở cho cư dân đô thị, mở rộng các loại hình nhà ở; có
chính sách hỗ trợ đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội.
Thị trường
bất động sản phát triển bền vững, lành mạnh, minh bạch
Đến năm
2045, ngành Xây dựng bảo đảm đủ sức thiết kế, thi công các công trình xây dựng
hiện đại, phức tạp trong các lĩnh vực với mọi quy mô và có khả năng cạnh tranh,
mở rộng thị trường hoạt động ra nước ngoài. Phát triển ngành vật liệu xây dựng
đạt trình độ là ngành công nghiệp hiện đại. Tỷ lệ đô thị hoá thuộc nhóm trung
bình cao của khu vực ASEAN và châu Á. Hệ thống đô thị liên kết thành mạng lưới
đồng bộ, thống nhất, cân đối giữa các vùng, miền, có khả năng chống chịu, thích
ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường,
kiến trúc tiêu biểu giàu bản sắc, xanh, hiện đại, thông minh. Hệ thống hạ tầng
kỹ thuật đô thị phát triển đồng bộ, đáp ứng nhu cầu và tốc độ phát triển đô thị.
Phát triển nhà ở đáp ứng đủ theo nhu cầu về xây mới và cải tạo nhà ở của người
dân; thị trường bất động sản phát triển bền vững, lành mạnh, minh bạch.
Trong đó,
lĩnh vực quy hoạch xây dựng, kiến trúc được đổi mới toàn diện về phương pháp,
quy trình, nội dung và sản phẩm quy hoạch theo hướng quy hoạch xây dựng phải có
cách tiếp cận đa ngành, bao trùm tầm nhìn dài hạn, toàn diện, có tính chiến lược,
tôn trọng quy luật thị trường và nguyên tắc phát triển bền vững; bảo đảm tính tầng
bậc, liên tục, thống nhất, đầy đủ, tích hợp của hệ thống quy hoạch, gắn kết chặt
chẽ với quy hoạch nông thôn; phân định rõ các vùng trong nội dung quy hoạch đô
thị và áp dụng các công cụ kiểm soát phát triển theo quy hoạch và kế hoạch; gắn
quy hoạch đô thị với nguồn lực thực hiện.
Tổ chức
quy hoạch, xây dựng và phát triển đô thị, vùng đô thị, nhất là quy hoạch xây dựng
hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, khu công cộng, quy hoạch quản lý sử dụng
không gian nối, không gian ngầm và hệ thống công trình ngầm đô thị phù hợp với
các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Thực hiện
chính sách giải nén, giảm tải cho các đô thị lớn
Lĩnh vực phát triển đô thị: Thực hiện đồng bộ các chính sách giải
nén, giảm tải cho các đô thị lớn, đưa người dân ra các đô thị xung quanh đã
hình thành đầy đủ các thiết chế văn hóa, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tập
trung thúc đẩy hệ thống hạ tầng cơ sở, dịch vụ tại các đô thị vệ tinh, mô hình
thành phố trực thuộc thành phố, đảm bảo các đô thị giữ vai trò trung tâm phát
triển kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, đổi mới sáng tạo
và khởi nghiệp của địa phương, từng vùng và cả nước. Ưu tiên phát triển các đô
thị nhỏ (loại V) và vùng ven đô để hỗ trợ phát triển nông thôn thông qua các mối
liên kết đô thị - nông thôn. Kiểm soát phát triển đô thị mật độ thấp tại các đô
thị loại II trở lên; tập trung phát triển đô thị theo chiều sâu và nâng cao chất
lượng môi trường sống của người dân.
Lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật đô thị: Đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật
cấp vùng, liên vùng; hoàn thiện khung pháp lý cho quản lý hạ tầng kỹ thuật đô
thị; thực hiện đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm tại
các đô thị lớn, tập trung cho các lĩnh vực giao thông đô thị, cấp nước, thoát
nước và xử lý nước thải đô thị.
Tạo điều
kiện thuận lợi cho các hộ gia đình xây dựng, cải tạo nhà ở phù hợp
Lĩnh vực
nhà ở: Triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến
năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đổi mới phương thức, mô hình quản lý và phát
triển nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà ở cho người lao động tại các khu công nghiệp.
Cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình, cá
nhân tự xây dựng, cải tạo nhà ở phù hợp với quy hoạch đô thị và quy chế quản lý
kiến trúc đô thị. Quản lý, giám sát chặt chẽ việc phát triển nhà ở cao tầng tại
trung tâm các đô thị lớn. Nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách riêng về đầu
tư xây dựng nhà ở cho công nhân khu công nghiệp theo hướng ưu tiên bố trí đủ quỹ
đất phát triển nhà ở cho công nhân và các thiết chế khác trong khu công nghiệp.
Lĩnh vực
quản lý thị trường bất động sản: Khai thác, sử dụng bất động sản hiệu quả, đặc
biệt là bất động sản đất đai, khai thác tối đa nguồn lực từ đất đai, nhà và
công trình trên đất phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phát triển đa dạng các loại bất động sản
đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm cân đối cung - cầu của từng
phân khúc, từng địa phương và trong từng giai đoạn...
Theo BCP