Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 21/2023/NĐ-CP ngày 5/5/2023 quy định về bảo hiểm vi mô.
Theo quy định,
tổ chức cung cấp bảo hiểm vi mô bao gồm:
- Doanh
nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo
hiểm sức khỏe (doanh nghiệp bảo hiểm), chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân
thọ nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam;
- Tổ chức
tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô thành lập và hoạt động tại Việt Nam.
Số tiền bảo
hiểm và số phí bảo hiểm tối đa của sản phẩm bảo hiểm vi mô
Nghị định
quy định số tiền bảo hiểm của từng hợp đồng bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm vi
mô bảo vệ các rủi ro về tính mạng và sức khỏe không vượt quá 05 lần thu nhập
bình quân đầu người hàng năm của chuẩn hộ cận nghèo ở khu vực thành thị theo
quy định của Chính phủ tại thời điểm triển khai sản phẩm.
Số tiền bảo
hiểm của từng hợp đồng bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ các rủi ro về
tài sản không vượt quá giá trị thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm
tham gia bảo hiểm và không vượt quá 05 lần thu nhập bình quân đầu người hàng
năm của chuẩn hộ cận nghèo ở khu vực thành thị theo quy định của Chính phủ tại
thời điểm triển khai sản phẩm.
Phí bảo hiểm
năm của từng hợp đồng bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm vi mô không vượt quá 5%
thu nhập bình quân đầu người hàng năm của chuẩn hộ cận nghèo ở khu vực thành thị
theo quy định của Chính phủ tại thời điểm triển khai sản phẩm. Phí bảo hiểm phải
tương ứng với quyền lợi bảo hiểm.
Nghị định
cũng quy định rõ sản phẩm bảo hiểm vi mô do doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh
doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài triển khai và sản phẩm bảo hiểm
vi mô do Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô triển khai.
Sản phẩm bảo
hiểm vi mô bảo vệ rủi ro sức khỏe có thời hạn không quá 5 năm
Đối với sản
phẩm bảo hiểm vi mô do doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm
phi nhân thọ nước ngoài triển khai, Nghị định quy định doanh nghiệp bảo hiểm,
chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài triển khai sản phẩm bảo
hiểm vi mô cần đáp ứng quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng
dẫn thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm; Điều 3, Điều 4 và Điều 6 Nghị định này.
Doanh nghiệp
bảo hiểm nhân thọ được cung cấp các sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ các rủi ro về
tính mạng, sức khỏe có thời hạn không quá 05 năm.
Doanh nghiệp
bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài
được cung cấp: Các sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ các rủi ro về tính mạng, sức
khỏe có thời hạn từ 01 năm trở xuống; các sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ các rủi
ro về tài sản có thời hạn không quá 05 năm.
Doanh nghiệp
bảo hiểm sức khỏe được cung cấp: Các sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ các rủi ro
về tính mạng có thời hạn từ 01 năm trở xuống; các sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ
các rủi ro về sức khỏe có thời hạn không quá 05 năm.
Nghị định
nêu rõ, tên của sản phẩm bảo hiểm vi mô do doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh
doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài triển khai phải có thành tố "Sản
phẩm bảo hiểm vi mô" để phân biệt với các sản phẩm bảo hiểm khác của
doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.
Đối với sản
phẩm bảo hiểm vi mô do Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô triển khai, Nghị
định quy định, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô chỉ được triển khai các
sản phẩm bảo hiểm vi mô có thời hạn từ 01 năm trở xuống nhằm đáp ứng nhu cầu của
thành viên. Sản phẩm bảo hiểm bao gồm một hoặc một số quyền lợi cụ thể như sau:
1- Quyền lợi
chăm sóc sức khỏe: Hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ chi phí nằm viện, phẫu thuật
cho người được bảo hiểm khi người được bảo hiểm nằm viện hoặc phẫu thuật thuộc
phạm vi bảo hiểm.
2- Quyền lợi
bảo hiểm tai nạn: Chi trả số tiền bảo hiểm tương ứng với tỷ lệ thương tật do
tai nạn của người được bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm vi mô khi
người được bảo hiểm bị thương tật do tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm.
3- Quyền lợi
bảo hiểm tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn: Chi trả cho người thụ hưởng
số tiền bảo hiểm theo thoả thuận tại hợp đồng bảo hiểm vi mô khi người được bảo
hiểm tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn thuộc phạm vi bảo hiểm.
4- Quyền lợi trợ cấp mai táng: Chi trả thêm một khoản hỗ trợ mai táng theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm vi mô khi quyền lợi bảo hiểm tử vong được chi trả.
5- Quyền lợi
bảo hiểm tài sản: Chi trả bồi thường bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo
hiểm vi mô khi tài sản được bảo hiểm bị thiệt hại do các nguyên nhân thuộc phạm
vi bảo hiểm.
Bảo hiểm vi mô (Microinsurance): là hình thức bảo hiểm dành cho người có
thu nhập thấp đang được mở rộng tại các quốc gia nghèo và đang phát triển,
trong đó, người thu nhập thấp đóng phí cho tổ chức cung cấp bảo hiểm để nhận được
khoản hỗ trợ tài chính khi xảy ra rủi ro. Với đặc trưng là phí bảo hiểm thấp, số
tiền bảo hiểm nhỏ, đơn giản về các thủ tục tham gia cũng như yêu cầu chi trả
quyền lợi, bảo hiểm vi mô đang cung cấp các sản phẩm bảo hiểm nhằm bảo vệ những
người nghèo có thu nhập thấp trong xã hội trước những rủi ro về thương tật, tử
vong và tài sản.
Theo Báo
cáo triển vọng việc làm và xã hội châu Á – Thái Bình Dương năm 2020 của Tổ chức
Lao động quốc tế (ILO), có khoảng 22 đến 25 triệu người trong khu vực có thể
rơi vào tình trạng nghèo đói do tác động của đại dịch COVID-19. Đây là các chủ
thể yếu thế trong xã hội, nhạy cảm trước những rủi ro rất cần được bảo hiểm
nhưng lại không có điều kiện tiếp cận với các sản phẩm bảo hiểm thương mại
thông thường.
Bên cạnh
đó, tại các quốc gia đang phát triển, tỷ lệ dân cư thu nhập thấp chiếm tỷ trọng
cao, nhất là khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, trong trường hợp
này, bảo hiểm vi mô sẽ là cứu cánh hữu hiệu cho công tác an sinh, góp phần xoá
đói, giảm nghèo và ổn định xã hội.
Theo Vũ Phương Nhi - BCP