Theo Bộ
Công Thương, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 9/2023 ước đạt 29,12 tỷ USD, giảm
0,7% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 10,37 tỷ USD,
giảm 1,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 18,75 tỷ USD, giảm 0,4%.
So với
cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 9 tăng 2,6%, trong đó khu
vực kinh tế trong nước tăng 7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 0,3%.
Tính chung
9 tháng năm 2023, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 237,99 tỷ USD, giảm
13,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 85,12 tỷ
USD, giảm 11,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 152,87 tỷ USD, giảm
14,9%.
Trong 9
tháng năm 2023 có 37 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng
89,7% tổng kim ngạch nhập khẩu (có 2 mặt hàng nhập khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm
39,3%).
Đáng chú
ý, một trong những điểm tích cực trong tháng 9 đó là kim ngạch nhập khẩu các mặt
hàng nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu tiếp tục tăng.
Cụ thể, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng cần nhập khẩu ước đạt 26,1 tỷ USD, tăng 4,9% so với cùng kỳ và chiếm 89,7% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.
Trong đó,
kim ngạch nhập khẩu các nhóm hàng chủ lực và là đầu vào quan trọng phục vụ các
ngành hàng xuất khẩu đều tăng như: máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện ước
đạt 8,8 tỷ USD, tăng 4,9% so với tháng trước và tăng 31,1% so với cùng kỳ; máy
móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 3,8 tỷ USD, tăng 1,6% so với tháng trước;
vải các loại đạt 1,1 tỷ USD, tăng 1,5% so với tháng trước...
Tuy nhiên,
tính chung 9 tháng năm 2023, nhập khẩu nhóm hàng nguyên liệu sản xuất vẫn giảm
so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó, các nhóm hàng chủ lực và là đầu vào quan trọng
phục vụ các ngành hàng xuất khẩu đều giảm ở mức hai con số.
Điện thoại
và linh kiện (giảm 62,2%); máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng (giảm 11,1%);
nguyên phụ liệu dệt may, da giày, giảm 13,4%…. Nguyên nhân một phần là do giá
nguyên liệu hạ nhiệt và việc thiếu vắng các đơn hàng xuất khẩu đã kéo theo nhập
khẩu nguyên liệu đầu vào giảm tương ứng.
Theo HQO