Tại Nghị
quyết phiên họp thường kỳ tháng 2, Chính phủ đã giao Bộ Tài chính chủ trì, phối
hợp với Bộ Công Thương, các cơ quan liên quan nghiên cứu chính sách gia hạn thời
hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, ưu đãi lệ phí trước bạ đối với ôtô sản xuất, lắp
ráp trong nước, báo cáo Thủ tướng trước ngày 20/3.
Yêu cầu
này được đưa ra trong bối cảnh doanh số bán hàng sụt giảm, các hãng sản xuất và
lắp ráp ôtô trong nước dần đối mặt với khó khăn, kéo theo sản xuất bị ảnh hưởng.
Mới đây,
Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí Việt
Nam (VAMI), UBND tỉnh Quảng Nam và UBND tỉnh Ninh Bình cũng vừa có văn bản gửi
Thủ tướng, các Bộ Công Thương, tài chính và các cơ quan liên quan kiến nghị, đề
xuất chính sách hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.
Theo đó,
các cơ quan này đề xuất Chính phủ gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với
các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô trong năm nay; giảm 50% lệ phí trước bạ
đối với ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước.
Theo ông
Lê Ngọc Đức, Phó chủ tịch TC Group, nếu thị trường vẫn diễn biến như những
tháng đầu năm 2023 thì doanh số bán cả năm (bao gồm cả xe du lịch và thương mại)
có thể sụt giảm xấp xỉ 17,5% so với 2022, tương đương với hơn 85.500 xe.
Đáng ngại
hơn là là sự giảm tốc của năm 2023 sẽ kéo theo tốc độ “ô tô hóa” tại Việt Nam
chậm lại so với dự kiến (trong điều kiện thị trường tăng trưởng ổn định và
không bị tác động bởi các yếu tố như kinh tế, dịch bệnh,... ).
Thị trường
xe ô tô (bao gồm cả xe du lịch và thương mại) có nguy cơ mất 37% sản lượng bán
ra trong 5 năm tới, tương đương 1,807 triệu xe.
Điều này nếu
diễn ra sẽ là tin không vui với thị trường ô tô Việt Nam khi vừa bỏ được định
danh “thị trường nhỏ” do vượt mốc bán 500.000 xe trong năm 2022.
Nhìn lại 3
năm qua, việc Chính phủ giảm mức thu lệ phí trước bạ và gia hạn thời hạn nộp
thuế tiêu thụ đặc biệt cho sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước đã mang lại những
hiệu quả tích cực; giúp doanh nghiệp có thêm nguồn vốn để nhanh chóng phục hồi
sản xuất kinh doanh; từng bước mở rộng quy mô đầu tư, nội địa hoá sản phẩm nhằm
thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô và ngành cơ khí.
Cụ thể,
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 109/2020/NĐ-CP ngày 15/9/2020 về gia hạn thời
hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, cùng với Nghị định số 70/2020/NĐ-CP ngày
28/6/2020 giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong
nước đến hết ngày 31/12/2020, đã góp phần thúc đẩy ngành sản xuất, lắp ráp ô tô
trong nước phát triển.
Báo cáo của
Bộ Tài chính cho thấy, nhờ các chính sách này sản lượng xe ô tô sản xuất, lắp
ráp trong nước bán ra năm 2020 của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô
trong nước bán ra trong năm 2020 tăng so với năm 2019. Đặc biệt, có doanh nghiệp
sản lượng xe bán ra năm 2020 bằng 230% so với năm 2019.
Trên cơ sở
những kết quả đạt được của năm 2020, Bộ Tài chính đã soạn thảo và trình Chính
phủ ban hành Nghị định số 104/2021/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc
biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước. Theo đó đã thực hiện gia hạn
trong 2 tháng (tháng 10 và 11/2021) với số tiền khoảng 4.400 tỷ đồng.
Trước đó,
Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 103/2021/NĐ-CP về giảm 50% lệ phí trước
bạ khi đăng ký ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước kể từ ngày 1/12/2021 đến hết
ngày 31/5/2022.
Tiếp tục sang
năm 2022, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 32/2022/NĐ-CP
ngày 21/5/2022 về gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản
xuất, lắp ráp trong nước và Nghị định số 34/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022 về gia hạn
thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập
cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2022 cho các doanh nghiệp nói chung.
Sản xuất lắp ráp ô tô và công nghiệp hỗ trợ phát triển mạnh tại Chu Lai
Theo các
chuyên gia, việc hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất như “mũi tên trúng nhiều
đích”. Các chính sách tài khóa tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sẽ thúc đẩy
tăng trưởng sản xuất và khi doanh nghiệp mạnh sẽ quay trở lại đóng góp cho ngân
sách nhà nước.
Đơn cử như
THACO mỗi năm nộp cho ngân sách nhà nước trung bình khoảng 20.000 tỷ đồng và
năm 2023, dự kiến sẽ đóng góp cho ngân sách khoảng 35.000 tỷ đồng.
Còn với tỉnh Ninh Bình, đóng góp ngân sách của các doanh nghiệp sản xuất ô tô và công nghiệp phụ trợ cho ô tô chiếm khoảng 70% nguồn thu của địa phương này.
Không chỉ
đóng góp cho ngân sách địa phương lớn, các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô
cũng đang mở rộng hoạt động của mình tại Việt Nam.
Đơn cử cuối
năm 2022, Toyota Việt Nam đã đưa thêm 2 mẫu xe vào sản xuất, lắp ráp ở Việt Nam
thay vì nhập khẩu nguyên chiếc từ Indonesia sau khi tốn nhiều thời gian và công
sức bởi Indonesia cũng muốn duy trì sản lượng sản xuất tại nước mình.
Toyota Việt
Nam cũng đồng thời phát triển nội địa hóa khi lập danh sách các nhà cung cấp nội
địa tiềm năng, tiến hành phân loại và đưa ra kế hoạch hỗ trợ thích hợp nhằm tạo
ra nơi làm việc an toàn, sản phẩm chất lượng cao và chi phí cạnh tranh.
Hiện danh
sách các nhà cung cấp của Toyota đã lên tới con số 58, trong đó có 12 nhà cung
cấp Việt Nam, tổng số sản phẩm nội địa hóa đạt gần 1.000 sản phẩm các loại.
Riêng trong năm 2022, đã có 4 nhà cung cấp được lựa chọn là Kim Sen, Cao su 75,
Nhật Minh, Osaka.
Trước đó,
giữa tháng 11/2022, Tập đoàn Thành Công (TC Group) và Tập đoàn Ô tô Hyundai đã
khánh thành Nhà máy Hyundai Thành Công Việt Nam số 2 có quy mô 100.000 xe/năm tại
KCN Gián Khẩu. Kết hợp với nhà máy số 1, tổng công suất xe Hyundai xuất xưởng tại
Ninh Bình được thiết kế là 180.000 xe/năm, đáp ứng tốt nhu cầu trong nước cũng
như hướng đến thị trường khác trong khu vực.
Còn THACO
cũng có kế hoạch đến năm 2025, tại Chu Lai sẽ có 36 nhà máy công nghiệp hỗ trợ,
một tổ hợp cơ khí chế tạo với mục tiêu trở thành trung tâm cơ khí chế tạo và
công nghiệp hỗ trợ.
THACO hiện
có khoảng 20 nhà máy công nghiệp hỗ trợ gồm nhà máy ghế ô tô, linh kiện nội thất,
kính, dây điện, nhíp; linh kiện composite; sản xuất khuôn, máy lạnh xe du lịch,
máy lạnh xe tải, bus; linh kiện nhựa; thân vỏ ô tô với mục đích đạt tỷ lệ nội địa
hóa cao, giảm giá thành.
Theo BĐT